Một số tộc người khác

Một phần của tài liệu Chính sách kinh tế của Chính phủ Malaysia ( đối với sự phát triển xã hội và giải quyết mâu thuẫn tộc người.PDF (Trang 33 - 36)

Ngoài ba tộc người chính nêu trên, Malaysia còn có các tộc người bản địa nhỏ hơn (ngoài người Malay) và những người nước ngoài đến từ khắp nơi trên thế giới. Tuy họ chỉ chiếm một phần không đáng kể, chỉ là thiểu số trong cộng đồng Malaysia nhưng họ cũng góp phần tạo nên sự đa dân tộc, đa văn hóa và đa tôn giáo của đất nước này.

Trước tiên, đó là Orang Asli (còn gọi là cư dân gốc hay cư dân đầu tiên), họ là các thổ dân với các nền văn hóa và di sản văn hóa độc đáo được bảo tồn từ ngàn xưa. Thổ dân là thuật ngữ chung cho tất cả các tộc người sống lâu đời trên bán đảo Malaysia, được phân chia thành ba nhóm bộ tộc: Negrito, Senoi (gọi là Sakai) và Melayu gốc ( Proto – Malay). Nhóm Negrito thường sống ở phía Bắc, Senoi sống ở miền Trung và Proto – Malay sống ở miền Nam. Mỗi nhóm hay tiểu nhóm đều có văn hóa và ngôn ngữ riêng của mình. 60% thổ dân (hầu hết là nhóm Negrito) sống trong rừng thành những bộ lạc nhỏ với lối sống bán du mục, săn bắn, hái lượm. 40% thổ dân còn lại thì sống dọc bờ biển, chủ yếu làm nghề đánh cá. Hiện nay, Orang Asli chiếm khoảng 0,5% dân số Malaysia [http://www.Malaysiasite.nl/], không theo Islam và thường bị xã hội coi rẻ.

Ở phía Đông trên đảo Kalimantan (Borneo) tình hình cũng khá phức tạp. Ở Sarawak có những nhóm người chính là Dayak, Iban, Bidayuh và orang Ulu. Dayak (có nghĩa là nội địa) là tên gọi chung cho những người

thuộc hơn 200 bộ lạc theo Islam, sống trong những ngôi nhà dài ở miền duyên hải. Người Iban đông nhất với hơn 30% dân số của bang, sống bằng nghề đi biển, lại chủ yếu theo Cơ Đốc giáo trong khi vẫn bảo tồn nhiều phong tục truyền thống. Giống như người Iban, đa số người Bidayuh đã cải đạo theo Cơ Đốc giáo. Cả người Iban và Budayuh xưa kia đã nổi danh là những bộ tộc săn đầu người. Người Ulu (người trên thượng nguồn) chỉ chiếm 5,5% dân số của bang nhưng lại phân chia thành hơn 10000 bộ lạc khác nhau. Ở Sabah, những nhóm tộc người bản xứ lớn nhất là Kadazan, Dusun, Bajau và Murut. Người Kadazan và Dusun có chung ngôn ngữ và văn hóa, chỉ khác nhau ở chỗ, người Kadazan sống dưới đồng bằng, người Dusun sống trên miền núi. Nhóm người Bajau chiếm 15% dân số Sabah, xưa kia là dân du mục và sống bằng nghề đi biển. Ngày nay, một bộ phận vẫn sống bằng nghề này, số khác đã lên định cư trong nội địa, chủ yếu làm ruộng và chăn nuôi. Người Murut chiếm số ít, sống ở vùng nội địa phía Bắc Borneo, luân canh cây lúa và sắn.

Thứ hai, những nhóm dân cư từ nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Họ có thể là những người Châu Âu, Châu Á, thậm chí một số trong số họ đến từ Campuchia hay Việt Nam, cùng với các bộ tộc bản xứ chiếm phần dân số còn lại. Cũng có một số lượng nhỏ người Âu Á, hậu duệ người lai Bồ Đào Nha và Malay, nói một thứ thổ ngữ dựa trên tiếng Bồ Đào Nha được gọi là Papia Kristang [http://vietphattour.com/vi/node/219].

Cũng có những người Âu – Á là hậu duệ người lai Philippin và Tây Ban Nha, sống chủ yếu tại Sabah. Là hậu duệ của những người nhập cư từ Philippin, một số sử dụng tiếng Chavacano, thổ ngữ dựa trên tiếng Tây Ban Nha duy nhất tại Châu Á. Người Campuchia và người Việt Nam chủ yếu theo Phật giáo ( người Campuchia theo Tiểu Thừa, người Việt Nam theo Đại Thừa).

TIỂU KẾT

Malaysia là một Meiting pot điển hình của Đông Nam Á. Đây là quốc gia được ví như là “Châu Á thu nhỏ” với ý nghĩa: đó là một đất nước tươi đẹp, đa dạng về điều kiện tự nhiên và hệ sinh thái, đa dạng về tộc người, văn hóa và tôn giáo.

Sau khi giành độc lập vào năm 1957, cũng như các quốc gia Đông Nam Á khác, Malaysia là một nước nông nghiệp nghèo nàn và lạc hậu. Tình hình kinh tế như trên cộng với những khác biệt về mặt kinh tế, tôn giáo và ngôn ngữ giữa cộng đồng bản địa Malay với các cộng đồng nhập cư (Hoa, Ấn) đã buộc chính phủ Malaysia phải xem xét, đưa ra những chính sách kinh tế phù hợp để vừa phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng cao và bền vững vừa giải quyết được các mâu thuẫn xã hội, đưa đất nước đi vào ổn định và phát triển phồn vinh.

Chương 2: CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA CHÍNH PHỦ MALAYSIA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI

Một phần của tài liệu Chính sách kinh tế của Chính phủ Malaysia ( đối với sự phát triển xã hội và giải quyết mâu thuẫn tộc người.PDF (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)