Tình hình Malaysia sau khi giành độc lập

Một phần của tài liệu Chính sách kinh tế của Chính phủ Malaysia ( đối với sự phát triển xã hội và giải quyết mâu thuẫn tộc người.PDF (Trang 59 - 60)

Ổn định chính trị - xã hội là một trong những nhân tố quyết định cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Một trong những vấn đề liên quan đến ổn định chính trị, xã hội là giải quyết tốt hay không tốt mối quan hệ dân tộc, sắc tộc. Thực tế cho thấy, ở khu vực Trung Á và Châu Phi…sự bất ổn đã làm cho những nước này lâm vào nội chiến triền miên, kinh tế suy thoái, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo và nhiều nền văn hóa, những xung đột về sắc tộc ở Malaysia là điều khó tránh khỏi. Cuộc xung đột sắc tộc năm 1969 đã thực sự đẩy Malaysia rơi vào thời kỳ đen tối nhất của lịch sử dân tộc.

Từ bài học 1969, chính phủ Malaysia đã nhận thức được rằng: vấn đề dân tộc là một vấn đề rất khó, phức tạp và đặc biệt nhạy cảm. Để giải quyết vấn đề này cần phải có nhiều biện pháp, trong đó giải quyết kinh tế được coi là biện pháp hàng đầu. Từ nhận thức như trên, chính phủ Malaysia đã đưa ra được một chính sách kinh tế mang tầm chiến lược, nhằm giải quyết mâu thuẫn sắc tộc, góp phần đưa đất nước tiến tới ổn định và phát triển thịnh vượng, đó là Chính sách kinh tế mới (NEP).

Ngược dòng lịch sử, có thể nhận thấy rằng, sau khi giành độc lập (tháng 8 năm 1957), những tàn dư của chế độ thuộc địa đã để lại cho Malaysia một nền kinh tế quá độ nửa thuộc địa, nửa phong kiến, trong xã hội còn nhiều bất bình đẳng. Bước sang thập kỷ 60, mặc dù đã đạt được những tăng trưởng nhất định, nhưng nhìn chung nền kinh tế Malaysia chưa có sự biến đổi mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế. Tình trạng nghèo khổ còn khá phổ biến, tập trung vào người Malay. Thu nhập đầu người tăng chậm: năm 1968 đạt 370 USD, năm 1969 là 380 USD[26,75]. Địa vị kinh tế giữa người Hoa

và người Malay vẫn rất chênh lệch. Phân phối của cải giữa các tầng lớp dân cư có sự khác biệt lớn. Sự bất bình đẳng về vấn đề việc làm và thu nhập chính là nguyên nhân gây ra cuộc bạo động sắc tộc năm 1969.

Sau 20 năm thực hiện (1970 – 1990), NEP đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.

Một phần của tài liệu Chính sách kinh tế của Chính phủ Malaysia ( đối với sự phát triển xã hội và giải quyết mâu thuẫn tộc người.PDF (Trang 59 - 60)