Chủ trương, đường lối, biện pháp

Một phần của tài liệu Chính sách kinh tế của Chính phủ Malaysia ( đối với sự phát triển xã hội và giải quyết mâu thuẫn tộc người.PDF (Trang 81 - 105)

a) Nhằm giải quyết những mâu thuẫn xung đột nảy sinh từ tình trạng đói nghèo, từ sự khác biệt về mức thu nhập, khu vực sinh sống và vị thế trong nền kinh tế của ba cộng đồng lớn ở Malaysia, từ đầu thập niên 70 của thế kỉ XX, chính phủ đã đưa ra Kế hoạch nhìn về tương lai I (OPP - Outline Perspective Plan) (1970-1990), trong đó các kế hoạch phát triển được đặt trong khuôn khổ của Chính sách kinh tế mới (NEP - New Economic Policy). Sau đó, Chính sách phát triển Quốc gia (NDP) được thực thi trong giai đoạn tiếp theo và Tầm nhìn Quốc gia 2020.

Trong số các chủ trương, đường lối và biện pháp mà các chính sách kinh tế của chính phủ Malaysia luôn luôn coi trọng, nhất là Chính sách kinh tế mới, thì ưu tiên cho người Malay là một hướng trọng tâm.

Trong hoàn cảnh những năm cuối của thập kỉ 60 thế kỉ XX, chủ nhân của đất nước Malaysia là tộc người Malay lại là tộc người nghèo nhất so với hai tộc người nhập cư là Hoa và Ấn. Người Malay, như đã nói, chủ yếu sống ở nông thôn với kĩ thuật sản xuất lạc hậu, do đó tình trạng nghèo đói lan tràn và tỉ lệ này ngày càng tăng. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh sau độc lập không mang lại thành quả cho số đông người Malay nghèo ở Malaysia. Nếu không vực nhóm dân cư này lên thì mãi mãi họ sẽ là gánh nặng cho cả nền kinh tế Malaysia. Hơn nữa, nói gì thì nói, Malay là người bản địa, là “những người con của đất” thực sự. Vì vậy ưu tiên phát triển kinh tế cho người Malay là một chủ trương đúng. Chính nó là một trong những chìa khoá để giải quyết trực tiếp vấn đề mâu thuẫn tộc người vốn có nguyên nhân sâu xa từ sự bất bình đẳng về kinh tế.

Chính phủ Malaysia đã đặt ra hàng loạt chính sách ưu đãi cho người Malay, khuyến khích họ phát triển kinh tế.

Trước hết, chính phủ Malaysia đã nâng cao địa vị kinh tế của người Malay bằng sự hỗ trợ về tài chính và thể chế trong việc hình thành cộng đồng doanh nghiệp và phát triển nguồn nhân lực.

Chính phủ đã giành nguồn kinh phí khổng lồ để hỗ trợ cho các doanh nghiệp Malay. Chính phủ cũng đã cung cấp học bổng cho sinh viên và ưu tiên tạo công ăn việc làm cho họ sau khi tốt nghiệp. Chính phủ khuyến khích người Malay tham gia vào các lĩnh vực ngành nghề hiện đại bằng cách đào tạo, tuyển dụng và hỗ trợ về tài chính, tăng nhanh sự sở hữu vốn cổ phần của họ trong các xí nghiệp. Các cơ sở nhà nước, cụ thể là các cơ quan xí nghiệp của nhà nước được sử dụng như một biện pháp phân phối lại lao động và thu nhập. Nhà nước xúc tiến đào tạo các doanh nhân bản địa, cho họ cơ hội để kinh doanh và các lĩnh vực kinh tế mà ngoài nhà nước, họ không có khả năng cạnh tranh với người Hoa.

Thủ tướng Mahathir Mohamad lên nắm quyền từ 16/7/1981, đã bày tỏ rõ quan điểm của mình là “chỉ có duy nhất khái niệm dân tộc Malaysia ở Malaysia chứ không có người Malaysia gốc Ấn, gốc Hoa, gốc Melayu… Và sự phân chia bổng lộc sẽ là như nhau cho tất cả các cộng đồng người. Đây là sự bình đẳng giữa các cộng đồng chứ không phải giữa các cá nhân” [64, 2005]. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các chính sách, ưu thế gần như tuyệt đối vẫn thuộc về người Malay. Các trường và chương trình đào tạo kiến thức và các kĩ năng làm việc cho lực lượng lao động bản xứ của MARA (Hội đồng chịu trách nhiệm về người bản xứ) là một bằng chứng. Để phát triển nguồn nhân lực, chính phủ đưa ra một hệ thống hạn ngạch tuyển sinh theo tiêu chí tộc người, không theo khu vực địa lí hay mật độ dân cư, theo đó học sinh vào các trường công lập phải tuân theo tỉ lệ 55% dành cho người bản địa và 45% cho người không bản địa. Đối với đại học thì tỉ lệ cho người bản địa còn cao hơn: 64% và 36%. Chính phủ ưu tiên học bổng để người

Malay được ra nước ngoài học tập, nhất là đối với các lĩnh vực khoa học, công nghệ và thương mại. Ngoài ra chính phủ còn cho thành lập Viện Công nghệ MARA (Institut Teknology MARA - ITM ), rồi Học viện Tay nghề MARA (Institut Kemahiran MARA – IKM) chuyên đào tạo kĩ sư và công nhân kĩ thuật cho người Malay.

Chính sách tuyển dụng lao động cũng ưu tiên cho người Malay. Trong khu vực công vụ, tỉ lệ tuyển dụng là 4:1, nghĩa là 4 người Malay mới có một người thuộc các cộng đồng khác được tuyển dụng. Và từ sau năm 1971, các chính sách ưu đãi đã dần dần biến khu vực này thành một lãnh địa thiêng liêng của người Malay. Trong khu vực doanh nghiệp, quang cảnh cũng không khác là mấy. Các công ty lớn do người Malay làm chủ như tập đoàn Petronas, Proton, Telecom, Tenaga… tuyển dụng chủ yếu người Malay. Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa của người Hoa thì tuyển đa số người Hoa. Giống như trong giáo dục, trong kinh tế cũng đã hình thành những lãnh địa riêng theo sắc tộc. Sự phân chia lao động trên thực tế vẫn theo sắc tộc nhưng theo cơ cấu khác mà thôi [20, 370].

Nhằm mục đích hỗ trợ người Malay, chính phủ Malaysia đã cho thành lập hàng loạt tổ chức, cơ quan, công ty như Quỹ của người bản địa (MARA), Ngân hàng bản địa Malaysia (Bank Bumiputera Malaysia Berhad – BBMB), Uỷ ban Nông nghiệp Quốc gia (Perbadanan Nasional – PERNAS), Uỷ ban Phát triển đô thị (Urban Development Authority – UDA), Liên hiệp phát triển kinh tế nhà nước (SEDCs), … Năm 1978, chính phủ đã lập ra một tổ chức đầu tư lớn có tên Công ty Đầu tư Quốc gia (Permodalan Nasional Berhad – PNB) để tạo nguồn vốn cho người Malay thông qua các chương trình và hệ thống cho vay tín dụng [48, 84]. Thông qua các tổ chức vừa nêu, chính phủ đã dần dần tăng cường được sự can thiệp vào các hoạt động sinh lời của các hoạt động tư nhân, có lợi cho người Malay.

Không chỉ Chính sách kinh tế mới trước đây, việc thực thi Chính sách phát triển Quốc gia mà điểm nhấn là Kế hoạch cho tương lai 3 (OPP3) và

Tầm nhìn Quốc gia (2000 - 2020) đang được thực hiện, chính phủ Malaysia cũng vẫn chú ý đến địa vị kinh tế của tộc người Malay.

Nhằm mục tiêu nâng cao vai trò, vị trí của người Malay trong xu thế phát triển hiện đại, chính phủ Malaysia tiếp tục duy trì chủ trương yêu cầu các doanh nghiệp tham gia bỏ thầu các dự án của chính phủ phải có 30% phần vốn góp của người Malay và đảm bảo ít nhất 60% công trình được ký hợp đồng với người Malay. Hơn nữa, các bước cần thiết sẽ được tiếp tục triển khai nhằm nâng cao quyền sở hữu tài sản của nhóm Bumiputera trong các lĩnh vực nhà ở, thương mại, sở hữu trí tuệ và các cơ sở kinh doanh. Chính phủ Malaysia cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh chính sách khuyến khích các doanh nghiệp không phải của người Malay và các công ty nước ngoài tìm kiếm đối tác là người Malay và tuyển dụng nhân sự là người Malay vào các vị trí điều hành [51, 30].

Đã có rất nhiều các cuộc tranh luận về sự phân biệt và ưu đãi sắc tộc tại Malaysia trong thời gian này. Những người bản xứ Malay thì ủng hộ và cho rằng họ đáng được hưởng những quyền lợi như thế “Không có tộc người nào có quyền chất vấn về đặc quyền của chúng ta, tôn giáo của chúng ta và lãnh tụ của chúng ta” [Badrudin Amiruldin, Đại hội UMNO 2004] hay “Để bảo vệ các quyền lợi của người Melayu, chúng ta phải nói thẳng vào mặt những kẻ chất vấn về những quyền đó” [Pirdaus Ismail, Đại hội UMNO 2004]. Tuy nhiên cũng có không ít người cho rằng đó là không công bằng. Họ cho rằng NEP gần như là “một hệ thống toàn diện những chính sách, chương trình và văn kiện mang tính ưu đãi sắc tộc, đem lại lợi ích cho cộng đồng người Malay” [64, 2005] và trực tiếp đẩy những người nhập cư thành những công dân hạng hai trong xã hội. Và chính những ưu đãi đặc biệt này

của chính phủ dành cho người Malay đã là một trong những nguyên nhân gây ra sự mâu thuẫn mà dường như không thể giải quyết được tận gốc trong những năm sau đó.

b) Để giải quyết tận gốc mâu thuẫn tộc người, chính phủ Malaysia thực hiện chủ trương đoàn kết dân tộc trên cơ sở xoá bỏ khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, lãnh thổ và nhóm tộc người.

Sau độc lập, Malaysia vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, với 4/5 dân số sống ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, trong đó đại bộ phận dân cư ở đó là người Malay. Sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị, giữa các nhóm cộng đồng sắc tộc về mức sống và tỉ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân hầu như ít được thay đổi [21, 204]. Chính vì vậy việc hàng đầu của chính phủ là tăng cường giúp đỡ các khu vực nông nghiệp và nông thôn bằng tài chính và thể chế. Việc làm này của chính phủ cũng là một trong những cách góp phần tích cực vào việc giải quyết mâu thuẫn tộc người từ cơ sở kinh tế.

Trong tổng số Quỹ phát triển của chính phủ liên bang (FGDA), số vốn dành cho phát triển nông nghiệp và nông thôn chiếm tỉ lệ cao, tới 23,8% giai đoạn 1971 – 1975 và các kế hoạch 5 năm tiếp theo đều vào khoảng 15 – 17%, trong khi vốn dành cho phát triển thương mại và dịch vụ chỉ khoảng 5 – 7% [28, 45]. Ngoài việc hỗ trợ về vốn, chính phủ còn đặc biệt coi trọng việc tạo ra một cơ chế pháp lí riêng cho sự phát triển nông nghiệp – nông thôn, chẳng hạn, Chính sách nông nghiệp Quốc gia (1984) với các chương trình cải tạo đất, nâng cao năng suất và đa dạng hoá cây trồng, khai hoang và mở rộng diện tích canh tác, v.v.

Trong chương trình xoá đói giảm nghèo, giảm sự bất bình đẳng giữa các tộc người trong thu nhập và địa vị xã hội, chính phủ đã ban hành chính sách phát triển hài hoà và hợp lí giữa các vùng miền, giữa miền Tây và miền

Đông, giữa nông thôn và thành thị. Chính sách này thực sự có ý nghĩa đối với việc xây dựng khối đoàn kết dân tộc, giải quyết mâu thuẫn tộc người, bởi nó góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người Malay vốn đa số sống bằng nghề nông ở nông thôn, và một bộ phận không nhỏ người Ấn và người Hoa thuộc diện nghèo.

c) Một chủ trương hết sức đúng đắn của chính phủ Malaysia được thể hiện trong Chính sách phát triển Quốc gia là xây dựng khối đoàn kết và thống nhất quốc gia – dân tộc Malaysia (Bangsa Malaysia), tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng xã hội và hài hoà dân tộc.

Có thể nói, một trong những nét nổi bật và là nội dung cơ bản của

Chính sách phát triển Quốc gia, được nhấn mạnh trong Tầm nhìn 2020, là xây dựng một Bangsa Maslaysia thống nhất, thịnh vượng, trên cơ sở một nền kinh tế phát triển, xã hội công bằng, hài hoà về sắc tộc và giai tầng xã hội. Nhằm mục tiêu trên, chính phủ chủ trương tiếp tục xây dựng nền kinh tế chính quốc, đặc biệt là phát triển Cộng đồng công nghiệp và thương mại Bumiputera (BCIC) với sự tham gia hợp tác của tất cả các thành phần kinh tế, các nhóm tộc người và giai tầng xã hội. Đây là cách tốt để tất cả công dân Malaysia, không phân biệt tộc người, cùng tham gia xây dựng nền kinh tế chính quốc và cùng hưởng lợi ích theo nguyên tắc “ấm cùng reo, rét cùng run”. Với đường hướng này, những mâu thuẫn tộc người sẽ dần được khắc phục. Rõ ràng bình đẳng tộc người ở đây được quan niệm là sự bình đẳng giữa tất cả mọi người cũng như giữa tất cả các tộc người trong một xã hội ổn định và thống nhất. Theo chính phủ, sự gia tăng hợp tác đa tộc người, đa thành phần kinh tế - xã hội sẽ tạo ra được một đội ngũ đông đảo doanh nhân người Malaysia. Đó là những hạt nhân chính không những quyết định sự cạnh tranh thành đạt kinh tế của đất nước mà còn là nhân tố tích cực nhằm

vào mục tiêu giải quyết mâu thuẫn tộc người, thực hiện bình đẳng xã hội và thúc đẩy đoàn kết dân tộc.

Chính sách kinh tế mới đã bước đầu tạo ra được một đội ngũ các nhà quản lí và kinh doanh người bản địa Malay. Những người này được gọi là orang Malay baru (người Malay mới). Đó là những người vừa biết làm chính trị vừa biết kinh doanh, có thể coi là những người tiên phong, ưu tú trong cộng đồng Malay. Tuy nhiên trong thời gian đầu, giữa những người Malay mới và các thương gia người Hoa hầu như không có sự hợp tác với nhau, nếu không nói là “quay lưng” lại với nhau. Về sau người ta có bắt tay với nhau nhưng sự hợp tác chưa thật sâu rộng và toàn diện. Thấy rõ hạn chế đó, để tạo ra sức mạnh liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa hai nhóm người vừa nêu, chính phủ Malaysia một mặt vừa tiến hành tư nhân hoá các doanh nghiệp của nhà nước, tiếp tục duy trì một số ưu đãi cho người Malay, mặt khác kêu gọi các doanh nhân người Hoa và các nhà đầu tư nước ngoài cùng liên doanh, hợp tác liên kết làm ăn với những người Malay mới.

Với mục đích làm tăng nhanh orang Malay baru, chính phủ Malay sia đã ưu tiên đầu tư nhiều hơn cho MARA (Quỹ dành cho người bản địa), đồng thời còn lập thêm một tổ chức mới là Cục phát triển công ty. Nhiệm vụ của hai tổ chức này là giúp đỡ về mọi mặt (vốn, thủ tục hành chính, …) cho orang Malay baru, tạo điều kiện để họ lớn mạnh cả về tiềm lực kinh tế lẫn uy tín xã hội. Hiện nay tầng lớp doanh nhân mới này, thậm chí đã có đủ sức mạnh để cạnh tranh với người Hoa và người nước ngoài, làm tăng môi trường đoàn kết và hoà hợp dân tộc trong nước.

Một điều đáng ghi nhận là ngay cả đối với tầng lớp thương nhân người Hoa, Chính sách phát triển Quốc gia và Tầm nhìn 2020 với phương châm như trên, đã làm họ hài lòng. Những quy định mới thông thoáng của chính phủ, nhất là việc ít nhấn mạnh đến các hạn ngạch, chỉ tiêu, hay hạn

ngạch dành cho các nhóm tộc người khác nhau, đã thu hút đông đảo người Hoa và các nhà đầu tư khác cùng khai thác cơ hội kiếm lời tại đất nước này. Một ví dụ là việc chính phủ quan tâm phát triển các khu công nghiệp vừa và nhỏ. Việc làm này vừa tạo cơ hội cho doanh nhân người Hoa kiếm lời, vừa góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm cho những người ở vùng sâu, vùng xa (mà phần lớn là những người Malay), góp phần vừa đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá vừa giải quyết mâu thuẫn tộc người.

Thái độ kiên quyết và chính sách hợp thời của Thủ tướng Mahathir Mohammad đã lấy được niềm tin của giới thương nhân người Hoa. Chính vì vậy mà đã có sự hợp tác chặt chẽ giữa các ông chủ lớn người Hoa (như Lim Goh Tong, Lee Loy Seng, Loh Boon Siew, …) với những nhân vật cầm quyền của đảng UMNO và giới quan chức bản địa Malay. Từ đây hàng loạt các công ty của người Hoa đã được hưởng lợi thông qua việc thiết lập các quan hệ với đối tác người Malay. Có thể coi đây là một điểm mới trong chính sách dân tộc của chính phủ Malaysia, góp phần giải quyết mâu thuẫn tộc người.

3.4.2 Thành tựu

a) Nhìn một cách tổng thể, chính sách ưu tiên cho người bản địa Malay đã thành công.

Những năm sau độc lập, Malaysia là một nước nông nghiệp lạc hậu, đời sống của người dân, nhất là những người bản địa Malay, ở mức nghèo khổ. Thực hiện Chính sách kinh tế mới, nền kinh tế Malaysia đã có những bước phát triển vượt bậc, với những thành tựu đáng kể trong xóa đói giảm nghèo: Tỷ lệ người nghèo trong cộng đồng người Malay giảm từ 65% xuống 23,8% [26, 36]. Theo báo cáo của ngân hàng thế giới, Malaysia là nước dẫn đầu ASEAN về thành tích xóa đói giảm nghèo và là một nước điển hình cho

Một phần của tài liệu Chính sách kinh tế của Chính phủ Malaysia ( đối với sự phát triển xã hội và giải quyết mâu thuẫn tộc người.PDF (Trang 81 - 105)