Về cuộc đờ

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Đức Ban (Trang 35 - 37)

Nhà văn Đức Ban với tên khai sinh là Phạm Đức Ban, ông sinh ngày 10 tháng 01 năm 1949 tại xã Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, là Chi hội trưởng Chi hội nhà văn Việt Nam tại Hà Tĩnh. Hiện ông đang sinh sống và làm việc tại số nhà 125, đường Nguyễn Du, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.

Đức Ban sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo đầy nắng, gió - là một vùng quê với những điển hình khắc nghiệt của thời tiết miền Trung. Nhưng bù lại ở đó có một truyền thống hiếu học, là cái nôi của biết bao các thế hệ nhân tài cho đất nước trên mọi lĩnh vực (kinh tế - chính trị - an ninh - quốc phòng - giáo dục - ngoại giao…). Không những thế, đó còn là nơi của nhiều địa danh nổi tiếng đã đi vào lịch sử, thi ca, nhạc hoạ như: Ngã ba Đồng Lộc, núi Hồng, sông La… Chính những điều này đã góp phần hình thành, hun

đúc nên một Đức Ban với sự cởi mở, nhiệt tình trong giao tiếp, trong công việc, cẩn trọng, nghiêm túc, hết mình với nghề văn… và đó chính là một sự lắng đọng của tình người Xứ Nghệ “…đi xa lại muốn về, khổ đau càng muốn về…” trong tất cả con người cũng như toàn bộ sự nghiệp sáng tác của nhà văn.

Học xong phổ thông, từng ở nhà làm ruộng, rồi dạy học BTVH. Theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, ông đã hăng hái lên đường tham gia TNXP chống Mĩ cứu nước, để rồi trải qua những gian khổ lăn lộn trên các nẻo đường và những ký ức về chiến tranh là những hành trang quý báu theo suốt cuộc đời ông trong sáng tác văn chương sau này. Sau chiến tranh năm 1975 - hoà bình lập lại, Đức Ban trở về công tác tại Hội văn nghệ Hà Tĩnh rồi Nghệ Tĩnh. Năm 1982 vào học khoá 2, Trường viết văn Nguyễn Du. Sau đó trở về Hội văn nghệ Nghệ Tĩnh làm biên tập và sáng tác văn học. Với những lăn lộn trên các nẻo đường trong chiến tranh cùng vốn kiến thức về văn được tích luỹ ban đầu từ những năm học viết văn ở Trường Nguyễn Du, đặc biệt ở anh là sự cập nhật kiến thức bằng việc dùi mài, học hỏi từ công việc, từ đồng nghiệp và từ hiện thực của cuộc sống. Từ đó tạo nên một Đức Ban với vốn sống phong phú, sự giao lưu cởi mở và một tinh thần, trách nhiệm không biết mệt mỏi và luôn hết mình với công việc dù làm gì hay bất cứ ở nơi đâu. Chính điều này đã tạo nên sự tín nhiệm của đồng nghiệp đối với các vị trí công tác mà ông đảm nhiệm: là Tổng biên tập Tạp chí Hồng Lĩnh, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch..., nay đã nghỉ hưu, làm Chi hội trưởng Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Hà Tĩnh. Dù ở cương vị nào, ông cũng có những sáng kiến góp phần làm tốt hơn những công việc được giao. Điều này còn được thể hiện ở những mong ước đau đáu khi được tiếp xúc, trao đổi cùng ông, đó là việc làm thế nào để hiện thực hoá tiềm năng văn hoá của địa phương, một mảnh đất giàu truyền thống văn chương, khoa bảng - đó là việc thành lập “Trung tâm nghiên cứu Nguyễn Du”, dự án “Vườn tượng Truyện Kiều”, “Nhà lưu niệm Xuân Diệu”… đây chính là những điều luôn hiện hữu, đeo đẳng và day dứt trong suốt cuộc đời Đức Ban.

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Đức Ban (Trang 35 - 37)