Đặc điểm của ngôn ngữ truyện ngắn Đức Ban

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Đức Ban (Trang 95 - 103)

3.1.3.1. Kết hợp nhuần nhuyễn ngôn ngữ phổ thông và phương ngữ

Có thể khẳng định rằng, văn học là một phương thức để tái hiện cuộc sống. Chính văn học đã dựa trên những đặc điểm thực tế cuộc sống để khái quát và phản ánh cuộc sống dưới con mắt nghệ thuật của nhà văn; làm cho cuộc sống trở nên sinh động và gần gũi hơn trên các trang sách. Để có được giá trị đó, việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ phổ thông với phương ngữ trong sáng tác văn học có một vai trò không nhỏ, nó tạo ra những giá trị có tính hình tượng lớn hơn một đơn vị ngôn ngữ (từ, câu, đoạn văn...), giúp nhà văn truyền tải được những chủ ý nghệ thuật một cách hiệu quả nhất tới người đọc. Đồng thời đây cũng là nguồn bổ sung quan trọng và làm phong phú thêm vốn từ vựng của ngôn ngữ toàn dân.

Điều này đã được thấy trong các tác phẩm văn học ở miền Nam giai đoạn 1945 - 1975, từ địa phương được dùng tương đối nhiều với các lớp lang có đặc điểm và giá trị khác nhau. Trong đó có những lớp rất dễ dàng thâm nhập vào ngôn ngữ toàn dân nhưng lại cũng có những lớp không thể thâm

nhập được bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết có thể thấy những từ địa phương mới xuất hiện trong cuộc kháng chiến chống Mĩ sẽ dễ dàng được thâm nhập vào ngôn ngữ toàn dân. Những bá đỏ, ngựa trời, mũ tai bèo, chém vè, phá banh, bố, ác ôn, đồng khởi, bưng biền... sẽ rất dễ dàng trở thành ngôn ngữ toàn dân bởi tính mới mẻ và sinh động của chúng, phản ánh đúng hoàn cảnh chiến đấu của nhân dân miền Nam: "Bữa đó ảnh bắn cây bá đỏ, tả xông hữu đột với mấy con trực thăng cá nhái, giải thoát cho hành khách" (21, tr. 127) hay "Hỏi ra mới biêt hôm đó nghe tin giặc bố ngoài sông, chị mướn xuồng chở ít dưa sang cầu lộ bán, tiện dịp thăm dò tình hình giặc ngoài đó ra sao" (87, tr. 6)... Trong các tác phẩm văn học sau 1975, việc khai thác phương ngữ trong các sáng tác gần như là một phương thức nghệ thuật được các nhà văn sử dụng khá đa dạng dưới nhiều góc độ khác nhau. Chúng ta dễ bắt gặp phương ngữ địa phương đậm chất Tây Bắc trong seri truyện của Tô Hoài như

Truyện Tây Bắc, Họ Giàng ở Phìn Sa; các sáng tác đậm chất Huế của Võ Thị Xuân Hà như Chuyện người con gái hát rong, Trôi trong sương mù..., hay ngôn ngữ mang đậm hơi thở Tây nguyên của Nguyên Ngọc được thể hiện khá rõ nét trong hai tác phẩm Đất nước đứng lên, Rẻo cao, và phương ngữ đậm chất nam bộ trong Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư... cùng nhiều nhà văn khác như Ma Văn Kháng, Nông Minh Châu, Vi Hồng… cũng đã có không ít tác phẩm vận dung linh hoạt, đầy sáng tạo các phương ngữ của nhiều địa phương trong cả nước.

Ở góc độ này Đức Ban cũng vậy, ông đã sử dụng và kết hợp khá nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ phổ thông và phương ngữ Nghệ tĩnh trong một số tác phẩm, và ít nhiều đã phát huy tác dụng, đã chuyển tải được dụng ý của nhà văn, thể hiện được tính cách nhân vật, đặc trưng của một vùng quê... Trong truyện Khúc hát ngày xưa, ngay đầu câu chuyện, chúng ta đã bắt gặp phương ngữ xứ Nghệ qua lời của hai nhân vật chị Nhàn và anh Thắng “Thôi, chú nghỉ tắm táp đi. Đêm nay nước cường (…) Vẽ chuyện! Ra giếng mà dội; nước trong vắt, mát lạnh” [9, tr. 7], “Tội với chả tình, cái mắt nó nhìn con Thảo như mắt chó nhìn thịt. Cô mà để con Thảo gặp nó thì liệu thần hồn” [9, tr. 16],

chúng ta còn bắt gặp sự xuất hiện của các phương ngữ tương đối đều như: ram ráp, chung chiêng, ngoẹo, cởi truồng, đếch, bụi, chi, mày, cồn, bứu, dằng dịt, đống lúa, nước ròng, mùa màng ngộn ngốt... Hay lời của nhân vật người đàn bà điên trong Tiếng đêm “Trăng nằm là nằm trên nóc miếu y ra sóng soài. Đợi nó là về i a... nó chết... thuở tám hoánh... i...a.” [9, tr. 146]. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ phổ thông và phương ngữ còn được thể hiện khá tinh tế qua đoạn hội thoại giữa hai nhân vật Anh và Cô trong Miếu làng:

“- Nếu tôi có mang thì... - Cô vuốt mái tóc dài lửng lưng, nói

- Thì sao? - Anh hỏi, bàn tay không rời khỏi bầu vú rắn căng của ả. - Thì anh phải cưới tôi chứ sao trăng gì nữa.

- Cưới và ở trên thuyền, hé?

- Ở trên chạng ba cây cừa cũng xong. - Chị nhìn lên bờ sông, nhoẻn cười.” [9, tr. 154]. Cũng trong tác phẩm này xuất hiện khá nhiều các phương ngữ như “nom còn, trống hoang, cái đận gian khổ, tiếng hát khê cháy, đòn bánh đúc”...

Có thể thấy trong các truyện ngắn của Đức Ban, phương ngữ (ngôn ngữ địa phương) được tác giả sử dụng không nhiều, mật độ không dày đặc như ở một số tác phẩm của một số tác giả đã nêu, nhưng qua khảo sát phần nào cho thấy, các phương ngữ mang âm hưởng của miền Trung đã được tác giả chọn lọc và kết hợp với ngôn ngữ phổ thông trong các tình huống truyện khá tinh tế và phát huy tối đa hiêu quả. Nhà văn đã thể hiện ý thức tìm tòi, sáng tạo từ ngữ, đặc biệt là một số từ láy như: xõa xượi, lăm răm, đùi đụi, khuềnh khoàng, loạp roạp, rí rách, tung tinh, tốc tác, chuầy chòa... Mật độ các phương ngữ cũng xuất hiện nhiều hơn ở các truyện nói về đề tài nông thôn như; Khúc hát ngày xưa, Ngôi sao hôm leo lét, Hoa bần, Mắt giếng, Miếu làng... Phương ngữ được đặt vào trong lời nói của chính các nhân vật trong những ngữ cảnh cụ thể, phần nào đã thể hiện được tính cách nhân vật đặc trưng cho vùng, miền. Con người miền Trung với sự cần cù, chịu khó, thật thà, chất phác, giàu lòng vị tha... được bộc lộ qua chính ngôn ngữ giao tiếp của nhân vật trong truyện. Có thể thấy qua bảng khảo sát, thống kê sau:

Bảng 02: Khảo sát, thống kê việc sử dụng từ địa phương trong 15

truyện ngắn của tuyển tập Đức Ban tác phẩm chọn lọc

TT Tên truyện Từ địa

phương Số lần xuất hiện (SL) Tỷ lệ (%) 1 Khúc hát ngày xưa X 6 3,87 2 Cô Tề làng tôi X 13 8,39 3 Mồng mười tháng Tám X 12 7,74 4 Chuyện vẫn còn X 13 8,39

5 Người đàn bà choàng khăn X 16 10,32

6 Sông nước X 23 14,84

7 Chuyện quanh quán cây dừa X 9 5,81

8 Đêm thức X 3 1,94 9 Mắt giếng X 8 5,16 10 Sóng Bến Duyềnh X 13 8,39 11 Tiếng đêm X 8 5,16 12 Miếu làng X 11 7,10 13 Hoa bần X 9 5,81 14 Bến tắm X 3 1,94 15 Đền thờ Đức Thánh Mẫu X 8 5,16 Tổng 15 155 100

3.1.3.2. Sử dụng nhiều ngôn ngữ mang tính tạo hình

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp ky diệu nhất của con người. Văn học là một hình thức giao tiếp. Khác với các loại hình nghệ thuật khác, văn học lấy ngôn từ làm chất liệu. Với chất liệu đó, văn học chứa đựng khả năng giao tiếp mà không phải loại hình nghệ thuật nào cũng có thể có được. Cũng vì vậy, để hiểu được đặc trưng, tính chất của văn học, chúng ta phải bắt đầu với chất liệu của nó là ngôn từ nghệ thuật mà cơ sở là các khả năng và phương tiện biểu đạt của ngôn ngữ với các đơn vị: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, các phương thức tu từ. Chính sự phong phú, đa dạng, đầy tiềm năng của ngôn ngữ đã tạo nên tính thẩm mỹ trong ngôn ngữ văn học.

Tính độc đáo của mỗi loại hình nghệ thuật là do tính chất của các phương tiện vật chất dùng để xây dựng hình tượng trong loại hình.Văn học nghệ thuật là một nghệ thuật ngôn từ; yếu tố vật chất mang hình tượng của nó là lời nói của con người mà cơ sở là ngôn ngữ của một dân tộc nhất định.

Ngôn ngữ là một hiện tượng phức tạp, chức năng quan trọng nhất là giao tiếp giữa người với người. Như vậy hình tượng ngôn từ được tạo ra không phải chỉ bằng cách vận dụng một số phương tiện ngôn ngữ đặc biệt nào đó mà còn bằng cách lựa chọn khéo léo các chi tiết tạo hình mà người ta có thể chỉ ra bằng các phương tiện lời nói đơn giản nhất. Bất cứ hình thức lời nói nào trong sự sắp xếp của người nói hay người viết nhằm tái hiện lại các sự cá biệt đều có thể trở thành hình tượng. Có thể nói, ngôn ngữ văn học là nơi tập trung, bộc lộ, phát huy tối đa tinh hoa, những điểm ưu việt của ngôn ngữ một dân tộc. Không ở đâu ngôn ngữ lại biến hoá bất ngờ, giàu hình ảnh và lung linh cảm xúc như trên mảnh đất văn học. Ngôn ngữ gồm hai mặt: cái biểu đạt và cái được biểu đạt, song trong ngôn ngữ văn học cái biểu đạt đã không đơn thuần chỉ là mặt hình thức âm thanh mà đã trở thành một nội dung, một ý nghĩa, một hình ảnh với những đặc trưng thẩm mỹ của nó. Nội dung và hình thức hài hoà, xuyên thấm cao độ.

Còn văn xuôi? Văn xuôi chỉ tổ chức ngôn ngữ như lời nói thường, như một dòng ngôn từ tuôn chảy không ngừng (chỉ tạm nghỉ ở chỗ ngắt ý, ngắt giọng, ngắt câu thông thường), không bị ràng buộc bởi quy luật số lượng hay vần điệu, nhịp điệu. Do vậy, văn xuôi sẽ khai thác mạnh mẽ khả năng mô tả

(tạo hình) của ngôn từ, cái khả năng nhờ vào ngữ nghĩa của các từ để qua liên tưởng, khiến cho người đọc hình dung cụ thể như sờ thấy các sự vật, như tận mắt nom thấy các sự vật, cảnh huống, một khả năng mà thơ khó có thể sánh kịp. Có thể nhận ra chỗ gần gũi bề sâu giữa văn xuôi Nguyễn Tuân với văn xuôi của khá đông các nhà văn xuôi mà ta có thể tạm gọi là các nhà văn xuôi "phong tục": Ngô Tất Tố và Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng và Nam Cao, Nguyên Hồng và Tô Hoài, Kim Lân và Bùi Hiển,… Đây có lẽ là lớp nhà văn đã đưa ngôn ngữ văn xuôi tiếng Việt đến độ chín mẩy, đầy đặn. Ưu thế của ngôn ngữ mang tính tạo hình là ghi nhận cái thế giới ngoài nó; ưu thế của nó nghiêng về nhận thức hơn là cảm xúc. Mỗi từ trong một ngôn ngữ bao giờ cũng là khái quát và bao quát một loạt sự vật và hiện tượng cùng loại. Mỗi từ là một sự trừu tượng. Nhưng vào tác phẩm văn xuôi, nhất là văn xuôi kể

chuyện, mỗi từ sẽ khắc phục tính chất khái quát và trừu tượng ấy để vẽ ra những sự vật và hiện tượng thật cụ thể, thật cá thể, cho người đọc cảm giác như nom thấy, sờ thấy chúng và không lẫn với vô số những cái khác, cùng loại. Đây là chỗ bắt đầu của khả năng nhận thức vốn có ở văn xuôi. Vẻ cặn kẽ xác thực đầy tư liệu ở văn xuôi Nguyễn Tuân, vẻ rậm rạp đầy cành nhánh rườm rà ở văn xuôi Nguyên Hồng, vẻ chắt lọc cô gọn ở văn xuôi Kim Lân, vẻ tỉ mẩn kỹ lưỡng ở văn xuôi Tô Hoài (có thể kể thêm nhiều nhà văn khác) - đều là kết quả của xu hướng ghi nhận, nhận thức sự vật đến độ cụ thể nhất, hình dung sự vật đến độ tròn đầy nhất.

Văn xuôi có thế mạnh ở chỗ sáng tạo ra cả một thế giới đời sống, hoặc đúng hơn, ở chỗ bằng ngôn từ để vẽ ra trong tưởng tượng của độc giả cả một thế giới đời sống - một thế giới có thể là tương đương theo những tỉ lệ nào đó với thế giới thực, nhưng là một "cuộc sống khác", được sáng tạo ra bằng ngôn từ nghệ thuật, một thế giới đặc sắc qua cái nhìn đặc sắc của từng nghệ sĩ ngôn từ. Có lẽ, chính "độ lớn" sức gợi tạo ra trong sự hình dung của độc giả về từng "thế giới" ấy trong vẻ ngồn ngộn như sờ mó được nó, hít thở thấy được không khí của nó, tiếp xúc được với các con người bằng xương bằng thịt của nó với vô vàn hành động, suy nghĩ, xử sự, liên hệ… của họ. Có lẽ chính đó là cái khiến người ta thừa nhận vị trí vinh quang của các nhà văn lớn, các nghệ sĩ kể chuyện vĩ đại. Người ta nhớ tới một xứ Pêtécbua của Đôxtôiepxki, một vùng ven Pari của M. Prút, một xứ Đablin của Giôi, một xứ Praha của Káfka, một vùng sông Đông của Sôlôkhôp … chính là bởi sức sáng tạo đó, sức sáng tạo đã vẽ ra những con người tưởng tượng, sống, hành động trong những xứ sở tưởng tượng mà lại khắc sâu và lay động trí nhớ người đọc nhiều hơn so với những điều mà họ xúc tiếp thực. Sức mạnh miêu tả, sáng tạo đó ở văn xuôi nghệ thuật bao giờ cũng gắn với sự nhận thức, hiểu biết cuộc sống và con người.

Đức Ban cũng vậy, tuy các nhân vật, các địa danh, vùng quê trong tác phẩm của ông chưa đạt tới mức điển hình, mang tính đại diện như các tác giả, tác phẩm nổi tiếng, bậc thầy trong và ngoài nước. Là người khá nhạy cảm tinh

tế trong quan sát hiện thực đời sống, chịu khó đi, tiếp xúc nhiều, Đức Ban đã khá thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ tạo hình để tái tạo hiện thực đời sống. Nhờ đó, tác phẩm của ông có sức gợi mạnh mẽ đối với người đọc. Khảo sát 15 truyện ngắn đăng trong Tác phẩm chọn lọc của Đức Ban do Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Trung tâm quảng bá, xúc tiến văn hoá, du lịch Hà Tĩnh phát hành tháng 12/2009, chúng tôi nhận thấy sự xuất hiện với tần số cao các câu văn, đoạn văn sử dụng nhiều ngôn ngữ mang tính tạo hình. Dường như không truyện nào không có kiểu ngôn ngữ này, dù mức độ đậm nhạt có khác nhau ở các tác phẩm.

Bảng 03: Khảo sát, thống kê các câu văn, đoạn văn sử dụng nhiều ngôn

ngữ mang tính tạo hình trong truyện ngắn Đức Ban

TT Tên truyện Câu văn, đoạn văn sử dụng nhiều ngôn ngữ mang tính

tạo hình (dòng, trang) Số lần xuất hiện (SL) Tỷ lệ (%) 1 Khúc hát ngày xưa (1, tr. 7), (17, tr. 8), (15, tr. 10), (17, tr.12) 4 6,45 2 Cô Tề làng tôi (10, tr. 20), (17, tr. 20), (1, tr. 22), (24, tr. 23), (22, tr. 27), (21, tr. 30), (6, tr. 31) 7 11,29 3 Mồng mười tháng Tám (2, tr. 33), (7, tr. 34), (8, tr. 36), (2, tr. 37), (11, tr. 38), (13, tr.41) 6 9,67 4 Chuyện vẫn còn (14, tr. 46), (18, tr. 51), (17, tr. 54), (12, 10, tr. 57) 4 6,45 5 Người đàn bà choàng khăn (3, tr. 61), (17, tr. 63), (6, tr. 66), (7, tr. 70) 4 6,45 6 Sông nước (7, tr. 77) 1 1,61 7 Chuyện quanh quán cây dừa

(15, tr. 87), (3, tr. 93) 2 3,22

8 Đêm thức (9, tr. 107), 1 1,61

9 Mắt giếng (11, tr. 112), (28, tr. 120 + 121), (9, tr. 121)

10 Sóng Bến Duyềnh (3, tr. 123), (9, tr. 123), (4, tr. 124), (23, tr. 125), (13, tr. 140) 5 8,06 11 Tiếng đêm (1, tr. 143), (8, tr. 143), (4, tr. 145), (3, tr. 146), (23, tr. 146), (28, tr. 147), (5, tr. 150), (19, tr. 150) 8 12,9 12 Miếu làng (9, tr. 153), (21, tr. 155), (14, tr. 156) 3 4,83 13 Hoa bần (3, tr. 163), (20, tr. 164), (1, tr. 165), (4, tr. 167), (6, tr. 170), (18, tr.176) 6 9,67 14 Bến tắm (5, tr. 177), (1, tr. 178), (9, tr. 182), (6, tr. 183), (15, tr. 183) 5 8,06 15 Đền thờ Đức Thánh Mẫu (5, tr. 185), (15, tr. 186), (1, tr. 196) 3 4,83 Tổng 15 62 100

Trong số truyện ngắn mà chúng tôi khảo sát, truyện ngắn Khúc hát ngày xưa có thể xem là một tác phẩm tiêu biểu cho lối sử dụng ngôn ngữ tạo hình của Đức Ban. Đọc tác phẩm, chúng ta liệt kê được khá nhiều đoạn văn sử dụng ngôn ngữ mang tính tạo hình. Ví như: “Năm ấy làng được mùa lúa. Đồng còn mảng vàng, mảng xanh mà trong nhà lúa đã ngồn ngộn. Lúa xếp dọc thềm nhỏn chạm mái tranh, mái ngói, lúa xây thành cồn ngoài vườn. Đặt chân xuống đâu cũng giẫm lên vỏ lúa ram ráp…”, “…Tôi theo anh, không gian tĩnh lặng nghe rõ tiếng cào cào đập tanh tách dưới ruộng lúa và tiếng sóng nguôi ngoai trong dãy dứa dại ngâm nửa thân trong nước. Ánh trăng run rẩy trên lá đa…”, “… Nước vỡ ra, tung toé vàng. Tất cả chung quanh tôi: Cây cối trong bóng đêm hiện lên những hình thù ky dị, ngôi sao hôm leo lét, cây đa im phăng phắc như một tảng đá, tiếng cá mương chim chíp...”, “... Cái dáng lòng khòng, cái đầu cúi gục của ông thiếu tá, cái cáng anh Cường nằm

phủ chăn chiên màu tro, những bước chân gần như rón rén và tiếng gió u u,

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Đức Ban (Trang 95 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w