Con đường văn với Đức Ban cũng không phải là một sự tình cờ, mà nó là một quá trình giằng xé, đấu tranh nội tâm… và rồi lối thoát duy nhất chính là con đường văn chương. Qua tìm hiểu, trao đổi, tâm sự cùng nhà văn mới thấy được hết sự thăng trầm đầy trắc trở, con người sống mà không tự chủ được về những việc mình sẽ làm, đó là một xã hội với sự đan xen, chồng chéo giữa cái cũ và cái mới, do vậy những giá trị, những chuẩn mực về đạo đức, lối sống… cho đến cách “hành xử” giữa người với người trong xã hội chưa được định hình, nhiều giá trị, nhiều vấn đề của cuộc sống bị quy chụp, bóp méo… và tất yếu sẽ làm cho một số cá nhân rơi vào tình trạng “sống dở chết dở”. Đức Ban cũng vậy, ông sinh ra trong một gia đình mà có ông nội, bố đều làm quan dưới thời phong kiến, nhưng dường như điều này đã không mang lại lợi thế mà ngược lại, ông đã gặp quá nhiều trắc trở trong con đường lập nghiệp từ cái lý lịch này. Mười tám tuổi, học xong phổ thông lớp 10, nhưng cậu thanh niên đầy ý chí và nghị lực vẫn không được xét vào đại học hay đi bộ đội, thậm chí vào dân quân còn phải xếp hạng 2 - hạng dự bị (theo lời tâm sự của tác giả). Chính vì thế mà những ước mơ, hoài bảo của một thanh niên tuổi mười tám đôi mươi, sự dồn nén, chất chứa của một nguồn năng lượng sống nhưng lại bủa vây bởi một cảm giác cô đơn, bị ruồng bỏ ngay giữa xóm làng và xung quanh những người thân. Trong sự bức bách, chán nản và có phần tuyệt vọng đó ông tìm đến với thơ, với văn, nó như là một người bạn tâm giao có thể chia sẽ và làm vơi đi những nỗi niềm, cảm xúc của chính bản thân.
Nếu như lý do trên có phần hơi tiêu cực khi đưa cuộc đời ông đến với với văn chương và cột chặt ông vào đó, thì ở lý do thứ hai có vẻ tích cực, thể hiện một sự suy nghĩ đầy lý tính hơn. Đó là việc chứng kiến những bức bách, những ngang trái có phần thái quá của một số cá nhân hãnh tiến, hám lợi... mà luôn miệng nói là đại diện cho chính quyền, cho cách mạng, đó là ông chủ tịch xã trong Cô Tề làng tôi, Hoa bần, Chủ tịch xã Bùi Đảo trong Chuyện vẫn còn, Bí thư xã trong Người đàn bà choàng khăn, Chủ tịch xã Hưng trong
cách viết các tin, bài ca ngợi gương những người tốt, việc tốt, và thế rồi từ dân quân xã cho đến tham gia thanh niên xung phong ông đều được giao nhiệm vụ viết để tuyên truyền cho những việc tốt từ hậu phương tới chiến trường… Mặc nhiên ông trở thành người “văn hay chữ tốt” khi làm gì, ở đâu! Chính điều này đã hình thành nên một tâm niệm trong suốt cuộc đời ông: “… Bao nhiêu là người kiên nhẫn chống đỡ gánh nặng của qua khứ, sự trớ trêu của dòng đời trôi chảy đầy trắc ẩn và biến ảo để lương tâm không bị biến dạng mà yêu thương, thực thi cái lẽ công bằng. Và nhiều lắm người khác nữa, cũng có khi lại chính là bao nhiêu con người ấy, lãng quên mình, cứ giẫm đạp lên người anh em… Họ nhìn thấy và cả không nhìn thấy họ ở hiện tại và của tương lai mà dòng đời thì vẫn trôi, những câu hỏi thì cứ lửng lơ trên mỗi thân phận. Có bao câu trả lời… Văn trầm tĩnh, tha thiết đầy tính ẩn dụ và màu sắc huyền ảo.”[9]. Và có lẽ cũng chính vì điều này mà dù trải qua bao thăng trầm, biến đổi, thì ông vẫn trụ vững, gắn bó và đạt được những thành công đáng ghi nhận trong sự nghiệp văn chương của mình. Đó là một nhà văn Đức Ban tiêu biểu của nền văn học đương đại Hà Tĩnh nói riêng và Nghệ Tĩnh nói chung; đó là những tác phẩm đạt giải như: 3 Giải A cho các tập truyện ngắn: Đêm thức, Chuyện vẫn còn và Kịch Nguyễn Biểu; 01 Giải B cho tập truyện ngắn
Hoa cúc vàng - Giải thưởng VHNT Nguyễn Du của UBND tỉnh Nghệ tĩnh và UBND tỉnh Hà Tĩnh; 01 Giải A cho tập truyện ngắn Đêm thức; Giải B cho truyện ngắn Sông nước - Cuộc thi viết truyện ngắn Báo Văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức (1998 - 2000)…; nhưng cái quan trọng hơn đó chính là những vấn đề hiện thực của đời sống, những số phận, những nhân vật… trong nông thôn cũng như thành thị của một vùng, miền sẽ không được nhìn nhận, đánh giá và không được độc giả trong cả nước biết đến nếu “thiếu đi cái tên Đức Ban”.
Bắt đầu từ tập truyện ngắn đầu tiên, tập Mưa rừng (1978) đến tập truyện dài được xuất bản gần đây nhất Mạng nhện bạc (2004), hành trình sáng tác của Đức Ban đã đi qua hơn ba thập kỷ. Ba mươi năm sau chiến tranh là chặng đường có thể nói diễn ra quá nhiều sự kiện. Biết bao nhiêu vấn đề đặt
ra trong hiện thực cuộc sống và ngay cả trong bản thân mỗi con người. Dư âm của cuộc chiến tranh vừa mới kết thúc, đời sống ngổn ngang thời hậu chiến, đến những biến động dữ dội của xã hội trong cơn lốc kinh tế thị trường... Tất cả đã tác động tới mọi ngóc ngách cuộc sống con người, tạo nên những vấn đề hiện thực cơ bản trong trang viết của những người cầm bút cùng thời. Giai đoạn sáng tác sung sức nhất của Đức Ban nằm trọn trong bối cảnh xã hội với nhiều biến động như đã nói. Dĩ nhiên, hiện thực cuộc sống và những vang động của nó đều có sự lắng đọng trong các tác phẩm của ông.