Yêu cầu đặt ra đối với việc giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoản việt nam hiện nay (Trang 29 - 31)

TTCK và pháp luật tố tụng nói chung.

2.2.2. Yêu cầu đặt ra đối với việc giải quyết tranh chấp trên thị trường chứngkhoán. khoán.

Tranh chấp trên TTCK phải được giải quyết thỏa đáng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của các bên, duy trì sự công bằng, ổn định trên thị trường, góp phần bảo đảm trật tự pháp luật, ngăn ngừa các hành vi vi phạm. Để đạt mục đích này, việc giải quyết tranh chấp trên TTCK phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định. Trước hết là những yêu cầu đặt ra cho việc giải quyết tranh chấp nói chung trong nền kinh tế thị trường. Theo đó, việc giải quyết tranh chấp phải nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật; quyết định giải quyết có hiệu lực thi hành cao; quá trình giải quyết phải đảm bảo tính dân chủ, quyền tự định đoạt của các bên. Kế tiếp là một số yêu càu mang tính riêng biệt nhằm đảm bảo việc giải quyết tranh chấp xảy ra trong

Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chủng khoản Việt Nam hiện nay

Yêu cầu thứ nhất đòi hỏi mọi tranh chấp trên TTCK phải đuợc giải quyết theo cơ chế chung, không phân biệt tranh chấp đó xảy ra tại bộ phận thị trường nào và chủ thể tranh chấp là tổ chức hay cá nhân. Như vậy sẽ đảm bảo cách đối xử thống nhất cho cùng một loại tranh chấp.

Thứ hai, xuất phát từ vai trò đặc biệt quan trọng của yếu tố thời gian trong TTCK mà yêu cầu tiếp theo đòi hỏi việc giải quyết tranh chấp phải diễn ra trong thời gian ngắn nhất có thể, giúp các bên nhanh chóng trở lại trạng thái hoạt động bình thường trên thị trường. Muốn vậy, các bên được tạo điều kiên thuận lợi tối đa khi lựa chọn thương lượng và hòa giải đế giải quyết ừanh chấp.

Thứ ba, yêu càu đảm bảo sự tham gia của một số tổ chức hoạt động chuyên nghiệp trên TTCK vào quá trình giải quyết tranh chấp với tư cách là trưng gian hòa giải như ủy ban chứng khoán Nhà nước, các Trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc Sở giao dịch chứng khoán, các hiệp hội chứng khoán.... Nhìn chung, bộ máy nhân viên làm việc trong các tổ chức này là những người có uy tín, có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực chứng khoán và am hiểu tình hình thị trường. Họ đủ điều kiện để trở thành những hòa giải viên đáng tin cậy, qua đó góp phần khuyến khích các bên lựa chọn hình thức hòa giải để giải quyết tranh chấp.

Để giải quyết các tranh chấp xảy ra trong một lĩnh vực chuyên sâu và phức tạp như TTCK đạt hiệu quả cao, yêu cầu cuối cùng đòi hỏi việc giải quyết tranh chấp phải do những người vừa am hiểu pháp luật tố tụng vừa có trình độ chuyên môn về lĩnh vực chứng khoán và TTCK tiến hành. Thông thường, các TTCK mới nổi không đáp ứng được yêu cầu này.

Như đã phân tích, nhà nước can thiệp vào quá trình giải quyết tranh chấp trên TTCK bằng các quy định của pháp luật. Do vậy, nội dung các quy định của pháp luật cũng phải đảm bảo việc giải quyết đáp ứng được các yêu cầu trên. Có như vậy, pháp luật mới khả thi và được tôn trọng. Tuy nhiên, những yêu cầu mang tính riêng biệt trên không đủ là lí do buộc pháp luật phải có cách điều chỉnh độc lập, hoàn toàn riêng biệt với việc giải quyết các loại tranh chấp khác. Không phải pháp luật tố tụng nói chung mà pháp luật về chứng khoán và TTCK phải có quy định đáp ứng yêu cầu riêng này trên cơ sở phù họp với những quy định chung.

Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chủng khoản Việt Nam hiện nay

CHƯƠNG n

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoản việt nam hiện nay (Trang 29 - 31)