Sự xung đột về quyền và lợi ích dẫn đến tranh chấp là hiện tượng khó tránh khỏi đối với bất kì TTCK nào. Cùng với sự phát triển của thị trường về quy mô, chiều sâu thì số lượng các tranh chấp ngày càng tăng, các dạng, loại và mức độ cũng ngày càng phức tạp. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có ừanh
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chủng khoản Việt Nam hiện nay
hai nội dung cơ bản. Một là, giải quyết tranh chấp trên TTCK đuợc xác định như thế nào; hai là, việc giải quyết đó nhằm những mục đích gì.
Khái niệm “giải quyết tranh chấp trên TTCK” có thể đặt trong mối quan hệ với khái niệm “giải quyết tranh chấp”. Trong khoa học pháp lý, tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về “giải quyết tranh chấp”. Chẳng hạn, giải quyết tranh chấp là hoạt động do các bên tranh chấp tiến hành nhằm loại trừ những mâu thuẫn, xung đột phát sinh trong quan hệ hoặc là hoạt động do người có thẩm quyền tiến hành theo yêu cầu của các bên tranh chấp nhằm giúp các bên loại trừ những bất đồng, xung đột về quyền và lợi ích bằng việc đưa ra quyết định có tính bắt buộc chung trên cơ sở trình tự nhất định. Điểm chung của hai cách hiểu trên là xem xét giải quyết tranh chấp với tư cách là một hoạt động. Neu vậy, chủ thể tiến hành hoạt động giải quyết ừanh chấp có thể là các bên tranh chấp hoặc những người có thẩm quyền và quá trình giải quyết phải tuân theo quy định của pháp luật. Do đó, hai cách hiểu trên chưa thể hiện đầy đủ về mặt chủ thể và đặc tính pháp lí của hoạt động giải quyết tranh chấp. Vì vậy, giải quyết tranh chấp là tổng họp các cách thức, biện pháp do các bên có ừanh chấp áp dụng để loại bỏ xung đột trên cơ sở quy định của pháp luật. Chủ thể tiến hành hoạt động giải quyết tranh chấp tuỳ thuộc cách thức, biện pháp được áp dụng.
Mục đích của các bên khi quyết định đưa tranh chấp ra giải quyết nhằm loại bỏ những bất đồng, xung đột đang tồn tại đồng thời khôi phục quyền và lợi ích bị xâm phạm. Trong khi đó với tư cách là chủ thể có chức năng quản lý mọi mặt đời sống xã hội, nhà nước có nhiệm vụ đưa ra những cách thức để giải quyết các tranh chấp trên TTCK nhằm bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của bên bị xâm phạm, duy trì ừật tự, đảm bảo sự công bằng, ổn định trên thị trường. Mặt khác, nếu cho phép việc giải quyết tranh chấp diễn ra tự do dễ dẫn đến tình trạng một bên lợi dụng thế mạnh, gây áp lực chèn ép bên kia, thì có thể tranh chấp đã giải quyết nhưng thực chất quyền và lợi ích chính đáng bị xâm phạm không được bảo vệ, sự công bằng không có và trật tự trên thị trường bị đảo lộn. Do vậy, nhà nước phải can thiệp vào quá ừình giải quyết tranh chấp. Bằng những quy định của pháp luật, nhà nước đưa hoạt động giải quyết tranh chấp trên TTCK vào giới hạn nhất định trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích từ hai phía.
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chủng khoản Việt Nam hiện nay
Xét trong hoàn cảnh TTCK Việt Nam chính thức hoạt động từ 7/2000 đến nay, số lượng các vụ tranh chấp xảy ra trên thị trường tập trung rất ít mà chủ yếu diễn ra trên thị trường riêng lẻ. Có thể chỉ ra một số nguyên nhân chính như thị trường kém sôi động với số lượng hàng hóa ít, chất lượng không cao, khối lượng và tốc độ giao dịch không lớn làm giảm tính gay gắt trong các mối quan hệ lợi ích. Mặt khác, do sự hiểu biết hạn chế của một số chủ thể tham gia thị trường nên trong nhiều trường họp, quyền và lợi ích chính đáng bị xâm phạm nhưng họ không biết cách tự bảo vệ. Tuy nhiên, đây chỉ là trạng thái ban đầu. Khi TTCK Việt Nam đã dần đi vào quỹ đạo. Tranh chấp xảy ra là điều tất yếu với xu hướng ngày càng đa dạng và phức tạp. Khi đó, nhu càu giải quyết tranh chấp không chỉ là vấn đề xuất hiện trên lý thuyết mà trở thành đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn càn đáp ứng.
Nhìn chung, pháp luật đa số các nước đều thừa nhận thưomg lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án là bốn hình thức cơ bản để giải quyết tranh chấp trên TTCK. Song, không phải mọi tranh chấp ừên TTCK đều có thể giải quyết thông qua bốn hình thức trên. Việc áp dụng cụ thể tùy thuộc vào quy định pháp luật của mỗi nước.