Thiếu những quy định cụ thể hóa về trọng tài thưong mại trong việc giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoản việt nam hiện nay (Trang 59 - 61)

1. MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA PHÁP LUẬT YÈ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN.

1.3. Thiếu những quy định cụ thể hóa về trọng tài thưong mại trong việc giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán.

việc giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán.

Pháp lệnh trọng tài thưomg mại quy định những vấn đề chung nhất về tổ chức và tố tụng trọng tài để giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại. Chính từ tính bao quát của Pháp lệnh nên trong thực tế, việc áp dụng đế thực hiện việc giải quyết các tranh chấp chuyên biệt như tranh chấp ừên TTCK gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, pháp luật chuyên ngành về TTCK không có quy định hướng dẫn cụ thể về trọng tài thương mại giải quyết các tranh chấp trên thị trường, ừong khi xuất phát từ đặc thù của chính tranh chấp cũng như yêu riêng biệt của hoạt động giải quyết loại tranh chấp này mà cần phải có quy định riêng hoặc quy định cụ thể về một số vấn đề liên quan đến trọng tài thương mại. Thủ nhất, pháp luật không quy định thời hiệu khởi kiện riêng nên việc áp dụng thời hiệu khởi kiện là hai năm (thời hiệu khởi kiện dành cho các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại nói chung) đối với tranh chấp trên TTCK là tương đối ngắn. Theo xu hướng phát triển chung, thị trường tập trung sẽ ngày càng mở rộng cùng với sự thu hẹp của thị trường riêng lẻ. Trên thị trường tập trung, hàng hóa giao dịch không được quyền chiếm hữu thực tế của chủ sở hữu và toàn bộ quá trình giao dịch được thực hiện thông qua các tổ chức trung gian (công ty chứng khoán) theo phương thức

Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chủng khoản Việt Nam hiện nay

giao dịch điện tử nên nguy cơ xảy ra các hành vi “trục lợi” với tính chất tinh vi rất cao. Bên có quyền lợi bị vi phạm thường không có khả năng phát hiện ngay hành vi vi phạm mà phải mất khoảng thời gian nhất định. Khi đó, thời hiệu khởi kiện là 2 năm không đủ để tạo điều kiện tối đa về mặt thời gian cho các chủ thể tranh chấp yên tâm tiến hành thương lượng, hòa giải trước khi đưa ra trọng tài hoặc tòa án, thậm chí có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền khởi kiện ra trọng tài thương mại của họ. Thủ hai, pháp luật thiếu những quy định cụ thể về tiêu chuẩn trọng tài viên giải quyết tranh chấp trên TTCK trong khi đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động phân xử. Muốn giải quyết hiệu quả tranh chấp ừên TTCK, càn phải có đội ngũ trọng tài viên đáp ứng những yêu càu chuyên biệt mà việc giải quyết loại tranh chấp này đặc ra, đặc biệt là yêu càu về trinh độ chuyên môn và kiến thức pháp lý về TTCK. Hiện nay, các tiêu chuẩn chung về trọng tài viên ghi nhận trong Pháp lệnh không đảm bảo cho việc hình thành đội ngũ trọng tài viên giải quyết tranh chấp trên TTCK đạt chất lượng, cũng liên quan đến trọng tài viên, các trường họp thay đổi ừọng tài viên chưa được cụ thể hóa trong quá trình giải quyết loại tranh chấp chuyên biệt này, đặc biệt trong trường họp “trọng tài viên có lợi ích trong vụ tranh chấp”. Bởi lẻ, TTCK là môi trường kinh doanh thu hút sự tham gia đông đảo của các chủ thể trong nền kinh tế với lợi ích đan xen và ràng buộc nhau nên việc xác định chính xác trường họp nào trọng tài viên được coi là “có lợi ích trong vụ tranh chấp” không phải dễ dàng. Có thể chỉ ra một số tình huống cụ thể như: trọng tài viên đang đầu tư vào chứng khoán A có được phân xử tranh chấp liên quan đến chứng khoán A hoặc tổ chức phát hành chứng khoán A không và ngược lại trọng tài đang phân xử vụ tranh chấp liên quan đến chứng khoán A hoặc tổ chức phát hành chứng khoán A có được tiến hành giao dịch chứng khoán này trên thị trường không? vấn đề thứ ba cần đề cập là quy định về thủ tục trọng tài. Quá trình giải quyết tranh chấp trên TTCK bằng trọng tài đòi hỏi phải có sự linh động về mặt thủ tục trong một số trường họp nhất định, tránh tình trạng kéo dài không cần thiết, gây lãnh phí về thời gian và công sức cho các bên. Chẳng hạn như, thủ tục mở phiên họp có thể không cần thiết đối với các tranh chấp có giá trị nhỏ, không phức tạp hoặc trách nhiệm chủ động thu thập chứng cứ của trọng tài trong

Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chủng khoản Việt Nam hiện nay

những trường hợp cụ thể... Do pháp luật chuyên ngành không có quy định hướng dẫn cụ thể, việc giải quyết tranh chấp trên TTCK theo thủ tục trọng tài vẫn phải tuân theo quy trình tương đối cứng nhắc, thiếu sự linh động cần thiết. Bên cạnh đỏ,

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoản việt nam hiện nay (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w