NỘI DUNG PHÁP LUẬT VÈ GIẢI QUYẾT TRANH CHẮP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoản việt nam hiện nay (Trang 31 - 35)

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN.

Giao dịch chứng khoán là một giao dịch thưomg mại đặc thù. Hoạt động diễn ra ừên TTCK không chỉ chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại mà do Luật chuyên ngành về chứng khoán và TTCK quy định. Theo nguyên tắc áp dụng pháp luật, việc giải quyết các tranh chấp xảy ra trên TTCK, trước tiên, phải tuân theo các quy định của pháp luật chuyên ngành. Tuy nhiên, về cơ bản, tranh chấp xảy ra trên TTCK cũng như tranh chấp xảy ra trong các lĩnh vực thương mại đặc thù khác ở nước ta hiện nay đều được giải quyết thông qua các phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại nói chung (hoạt động thương mại được hiểu theo nghĩa rộng là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi) như thương lượng, hoà giải, trọng tài, toà án nên phải tuân theo quy định chung của pháp luật về các phương thức này. Như vậy, pháp luật về giải quyết tranh chấp trên TTCK bao gồm các quy định chung trong pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại và một số quy định riêng của pháp luật chuyên ngành về chứng khoán và TTCK. Hiện nay, các quy định pháp luật chuyên ngành rất ít và chủ yếu liên quan đến phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tố tụng và hoà giải. Đây cũng chính là những quy định tạo nên nét khác biệt của pháp luật về giải quyết tranh chấp trên TTCK so với các mảng pháp luật về giải quyết tranh chấp trong các lĩnh vực khác.

1.1 Ctf chế giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán

Ngày 29 tháng 06 năm 2006, Luật chứng khoán được Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 9 thông qua, góp phần hoàn chỉnh nền kinh tế thị trường ở nước ta đồng thời khắc phục những khiếm khuyết và bất cập trong khuôn khổ pháp luật chứng khoán và TTCK nhằm hoàn thiện mô hình hoạt động của thị trường và thúc đẩy TTCK phát triển. Luật chứng khoán chỉ dành một điều để quy định về cơ chế

Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chủng khoản Việt Nam hiện nay

khoán chưa có hiệu lực (trước ngày 01/01/2007), cơ chế giải quyết tranh chấp ừên TTCK vẫn phải tuân theo quy định trong Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 23/11/2003 về chứng khoán và thị trường chứng khoán và một số văn bản pháp lý khác có liên quan. Theo điều 113 của Nghị định 144/2003/NĐ-CP, “Các tranh chấp phát sinh trong hoạt động chứng khoán và TTCK phải được giải quyết trên cơ sở thương lương và hoà giải... Trường họp hoà giải không thành, các bên có thể yêu cầu trọng tài hoặc toà án giải quyết theo quy định của pháp luật. Đối với tranh chấp có liên quan tới bên nươc ngoài, nếu các bên không thoả thuận hoà giải được thì tranh chấp được giải quyết theo pháp luật Việt Nam; nếu có điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia thì giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế”. Do phạm vi điều chỉnh của Nghị định bó hẹp ở thị trường tập trung nên quy định trên chỉ áp dụng đối với các tranh chấp xảy ra trên TTCK tập trung. Theo đó, thương lượng, hoà giải là phương thức giải quyết mang tính bắt buộc đối với tranh chấp trên thị trường tập trung. Nếu hoà giải không thành, các bên mới có quyền đưa tranh chấp ra trọng tài hoặc toà án. Trong khi đó, pháp luật không có quy định điều chỉnh cụ thể việc giải quyết các tranh chấp xảy ra trên thị trường riêng lẻ. Tranh chấp trên thị trường riêng lẻ được giải quyết như một loại tranh chấp dân sự thông thường. Các bên tranh chấp được phép lựa chọn phương thức giải quyết thích họp, tuỳ theo sự thoả thuận của hai bên và điều kiện áp dụng của từng phương thức. Như vậy, trước thời điểm ban hành luật chứng khoán, tồn tại hai quy trình giải quyết tranh chấp trên TTCK khác nhau, tùy thuộc tranh chấp đó xảy ra tại bộ phận thị trường nào. Quy định này xuất phát từ hai lý do cơ bản. Thứ nhất, thị trường tập trung đang trong giai đoạn mới hình thành, các mâu thuẫn, xung đột phát sinh cần được giải quyết nhanh chóng trên tinh thần họp tác để tránh ảnh hưởng đến tính ổn định của thị trường. Thứ hai, thực trạng đội ngũ làm công tác xét xử chưa đủ năng lực để giải quyết các tranh chấp trên thị trường do họ không am hiểu về lĩnh vực thương mại đặc thù này. Tuy vậy, quy định trên của pháp luật chỉ là giải pháp mang tính tình thế, thể hiện sự đối xử bất bình đẳng đối với các chủ thể tham gia TTCK trong quá trình họ lựa chọn biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chủng khoản Việt Nam hiện nay

Luật chứng khoán ra đời, đã thống nhất quy trình giải quyết tranh chấp ừên TTCK. Điều 131 quy định: “Tranh chấp phát sinh trong hoạt động chứng khoán và TTCK tại Việt Nam cỏ thể đuợc giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải được yêu cầu trọng tài hoặc tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật”. Ở đây có hai điểm mới cần phải thừa nhận. Thứ nhất, phạm vi điều chỉnh của Luật chứng khoán không chỉ bó hẹp ở thị trường tập trung mà mở rộng sang cả thị trường phi tập trung (OTC) nên quy định về quy trình giải quyết tranh chấp tại điều luật trên được áp dụng thống nhất trên cả hai loại thị trường. Thứ hai, thương lượng và hòa giải không phải là phương thức giải quyết mang tính bắt buộc đối với bất kỳ tranh chấp nào xảy ra trên TTCK. Các bên có quyền lựa chọn phương thức giải quyết thích họp mà không theo quy trình định sẵn của pháp luật. Như vậy, cơ chế giải quyết tranh chấp trên cả ba loại TTCK (tập trung, OTC, riêng lẻ) đã có sự tương đồng với nhau. Có thể nói, đây là cơ chế giải quyết tranh chấp họp lý, vừa thể hiện sự tôn trọng quyền tự định đoạt của các chủ thể tranh chấp trong việc lựa chọn biện pháp giải quyết, vừa phù họp với thông lệ giải quyết ừanh chấp thương mại trong nền kinh tế thị trường.

Thương lượng trong tranh chấp ừên TTCK về cơ bản cũng giống như hình thức thương lượng nói chung trong tranh chấp thương mại. Không có sự tham gia của bất kỳ trung gian nào, các bên trực tiếp gặp nhau, nêu ra quan điểm, yêu cầu của mình, tìm biện pháp thích họp để đi đến cách thống nhất, cách giải quyết cùng chấp nhận được. Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về thương lượng, các bên thường phải dựa vào kinh nghiệm để tiến hành. Trong thực tiễn hoạt động của TTCK, các bên thường giải quyết bất đồng thông qua thương lượng trong trường họp tranh chấp phát sinh từ việc đặt lệnh sai của nhân viên công ty chứng khoán cho khách hàng như nhầm lệnh bán thành lệnh mua hoặc sai giá đặt mua hoặc bán chứng khoán. Có thể chỉ ra đây một trường họp thường xảy ra trên thị trường giao dịch tập trung mà biện pháp thương lượng được sử dụng rất hiệu quả: Ông A đặt lệnh mua chứng khoán Hapaco (niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM) tại công ty chứng khoán Hải Phòng với giá 65.000đ/cp nhưng nhân viên công ty đã nhập lệnh thành 56.000đ/cp. Tại phiên giao dịch, lệnh mua của ông A không được

Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chủng khoản Việt Nam hiện nay

khớp do mức giá đặt mua quá thấp (kể cả trong truờng hợp lệnh đặt mua không bị nhầm). Mâu thuẫn phát sinh khi ông A cho rằng công ty đã không thực hiện đúng nghĩa vụ giao kết trong hợp đồng môi giới chứng khoán. Trong trường hợp này, hai bên đều mong muốn tranh chấp được giải quyết ừong hòa bình nên thưorng lượng là biện pháp phù hợp nhất, bởi lẽ bên bị vi phạm chưa bị thiệt hại đáng kể còn bên vi phạm muốn tiếp tục duy trì quan hệ và bảo vệ uy tín của mình. Theo đó, công ty chứng khoán có thể thỏa thuận dành cho ông A một sự ưu đãi nào đó xem như một cách bồi thường, chang hạn như một mức phí dịch vụ ưu đãi trong khoảng thời gian nhất định.... Nhìn chung, thưorng lượng phù hợp đế giải quyết các tranh chấp không phức tạp, giá trị tranh chấp thấp và các đều có thiện chí muốn duy trì quan hệ họp tác sẵn có.

Hòa giải là một trong những phưong thức được ưa chuộng, có thể áp dụng khi các bên không đồng ý thưorng lượng hoặc quá trình thưorng lượng không đạt được kết quả. Hình thức hòa giải phải có sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian, có nhiệm vụ giúp đỡ, hỗ trợ các bên trong quá trình đàm phán để nhanh chóng tìm ra giải pháp thích họp. Xem xét các văn bản pháp lý về chứng khoán và TTCK cho thấy, pháp luật luôn ghi nhận vai trò trung gian hòa giải của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán đối với những tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán. Đây là điểm đặc thù của pháp luật về giải quyết tranh chấp trên TTCK ở Việt Nam nói riêng và pháp luật các nước nói chung.

Trên thế giới, tùy theo điều kiện cụ thể mỗi nước mà pháp luật có sự điều chỉnh khác nhau nhưng xu hướng chung đều ghi nhận thương lượng, hòa giải là phương thức mang tính tự nguyện. Mỹ được coi là nước có TTCK lâu đời và phát triển nhất hiện nay, trong đó phải kể đến thị trường giao dịch tập trưng NYSE và thị trường giao dịch OTC (NASDAQ). Quy tắc giải quyết tranh chấp tại hai thị trường này đều thừa nhận thương lượng, hòa giải là cách giải quyết hoàn toàn tự nguyện, không bắt buộc đồng thời mỗi sở đều đưa ra chương trình hòa giải riêng, phù họp với điều kiện của mình. Thương lượng, hòa giải được đề cập ở trên với tư cách là biện pháp ngoài tố tụng, tức là được thực hiện trước khi các bên đưa đơn kiện ra trọng tài hoặc tòa án. Bên cạnh đó, pháp luật một số nước lại nhìn nhận hòa giải với

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoản việt nam hiện nay (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w