Hoàn thiện các quy định về trọng tài thưong mại đối vói việc giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoản việt nam hiện nay (Trang 75 - 77)

4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÈ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN THỊ TRUỜNG CHỨNG KHOÁN.

4.3. Hoàn thiện các quy định về trọng tài thưong mại đối vói việc giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán.

quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán.

Pháp luật chuyên ngành về chứng khoán và TTCK không có quy định riêng về giải quyết tranh chấp trên TTCK. Pháp lệnh trọng tài thương mại quy

Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chủng khoản Việt Nam hiện nay

định những vấn đề mang tính nguyên tắc chung về tổ chức và tố tụng trọng tài để giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh trọng hoạt động thương mại. Đối với tranh chấp xảy ra trong lĩnh vực đặc thù như TTCK, cần phải cụ thể hóa một số quy định chung về trọng tài thương mại cho phù họp với yêu cầu mang tính riêng biệt của loại tranh chấp cụ thể này và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật theo thủ tục trọng tài nên pháp lệnh trọng tài thương mại là văn bản pháp lý quan trọng nhất, được áp dụng trực tiếp để giải quyết các tranh chấp trên thị trường. Như đã phân tích ở trên thì pháp lệnh cần phải có sự điều chỉnh nhằm tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật về chứng khoán và TTCK ban hành các quy định cụ thể hóa về trọng tài giải quyết tranh chấp trên TTCK

Thứ nhất, cần mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại. Pháp luật hiện nay chủ yếu dựa vào dấu hiệu chủ thể có đăng ký kinh doanh để xác định quyền lựa chọn trọng tài giải quyết tranh chấp. Trong một số trường họp, hai vụ tranh chấp có cùng bản chất với các tình tiết tương tự nhau nhưng do đặc điểm về mặt hình thức chủ thể (một bên tranh chấp không có đăng ký kinh doanh) nên không có quyền yêu cầu trọng tài giải quyết. Có thể chỉ ra hai vụ tranh chấp xảy ra trên thị trường chứng khoán giữa công ty A và hai khách hàng là ông B (không có đăng ký kinh doanh) và ông c (có đăng ký kinh doanh với tư cách là chủ hộ gia đình) xung quanh họp đồng tư vấn đầu tư chứng khoán. Đây là hai tranh chấp có cùng bản chất, chỉ khác nhau ở dấu hiệu về hình thức chủ thể nhưng quyền lựa chọn phương thức giải quyết lại khác nhau. Cụ thể, ữanh chấp giữa công ty chứng khoán và ông B có thể được giải quyết bằng trọng tài nếu các bên có thỏa thuận, còn tranh chấp giữa công ty chứng khoán và ông c không được phép. Như vậy, tồn tại sự bất bình đẳng giữa các chủ thể về quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp. Trong khi đó, xét về nguồn gốc, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài không phải ra đời để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quan hệ giao dịch giữa một bên là thương nhân và một bên không có đăng ký kinh doanh được thỏa thuận áp dụng luật thương mại. Tranh chấp phát inh từ quan hệ này phải được coi là tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương

Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chủng khoản Việt Nam hiện nay

mại và thuộc thẩm quyền của trọng tài thương mại. Vì vậy, pháp luật nên mở rộng phạm vi thẩm quyền cho trọng tài thương mại theo hướng cho phép giải quyết các tranh chấp mà một bên chủ thể không có đăng ký kinh doanh.

Thứ hai, bổ sung quy định về số lượng trọng tài viên trong một hội đồng trọng tài. Hiện nay, pháp luật trọng tài không quy định chính xác số lượng thành viên trong một hội đồng trọng tài nhưng các quy định điều mặt nhiên thừa nhận hội đồng trọng tài gồm ba trọng tài viên ừong đó hai trọng tài viên do mỗi bên lựa chọn và trọng tài viên thứ ba do hai trọng tài viên đầu chỉ định. Trong khi đó, đối với tranh chấp có nhiều tình tiết phức tạp, đồi hỏi sự hiểu biết sâu rộng hoặc theo yêu càu của các bên tranh chấp khi nhận thấy càn có thêm một số trọng tài viên khác tham gia giải quyết thì quy định cứng nhắc ba thành viên trong hội đồng trọng tài không họp lí. Điều này có thể ảnh hướng đến quá trình phân xử và niềm tin của các bên tranh chấp vào phán quyết trọng tài. Để nâng cao chất lượng của hội đồng trọng tài trên cơ sở tôn họng quyền tự định đoạt của các bên, pháp luật cần quy định rõ số lượng ừọng tài viên trong một hội đồng trọng tài là lẻ. Đối với trường họp có tình tiết phức tạp hoặc theo yêu cầu của các bên, số lượng trọng tài viên có thể lớn hơn ba.

4.4. Hoàn thiện một số quy định liên quan đến việc giải quyết tranhchấp trên TTCK tại tòa án.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoản việt nam hiện nay (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w