Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoản việt nam hiện nay (Trang 44 - 45)

8 Khoả n Điều 37 Luật chứng khoán 2006 Điểm c Khoản 3 Diều 39 Luật chúng khoán

1.4. Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán

Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoản Việt Nam hiện nay

Truyền thống lập pháp của nước ta từ trước đến nay đều nhìn nhận luật dân sự, kinh tế, lao động là những ngành luật độc lập. Trên cơ sở các ngành luật độc lập này, pháp luật đã xây dựng những quy trình tố tụng riêng, tương ứng và phù họp với từng loại quan hệ theo từng ngành luật cụ thể đó bằng việc ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng trong thời gian dài cho thấy, quan điểm trên đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Sự giao thoa giữa tranh chấp phát sinh trong quan hệ kinh tế và tranh chấp phát sinh trong quan hệ dân sự dẫn đến nhiều trường họp không xác định rõ được tranh chấp xảy ra thuộc loại tranh chấp dân sự hy tranh chấp kinh tế để áp dụng đúng loại tố tụng phù họp. Nếu cụ thể hoá sự phân biệt trên vào một loại tranh chấp xảy ra trong lĩnh vực kinh tế đặc thù là TTCK thì việc giải quyết tranh chấp ừên TTCK tại toà án có thể giải quyết theo hai trình tự tố tụng khác nhau trong khi chúng là các tranh chấp cùng loại. Trong khi đó, xem xét nội dung các quy định trong ba pháp lệnh đã chứng tỏ rằng, về cơ bản, những thủ tục tố tụng này là giống nhau, sự khác nhau chỉ gặp ở một số chi tiết nhỏ như thời hạn giải quyết vụ án, thành phần hội đồng xét xử.... Mặt khác, mặc dù về nội dung các quan hệ trong từng ngành luật có những nét đặc thù nhưng khi chủ thể đó muốn bảo vệ quyền và lợi ích tại toà án thì cũng cần phải tuân theo một quy trình tố tụng thống nhất, Với mục đích tạo một mặt bằng thông thoáng về mặt thủ tục giải quyết tranh chấp tại toà án và hình thành một nền văn hoá tư pháp công bằng, lành mạnh thông qua hoạt động xét xử. Quốc hội đã ban hành Bộ luật tố tụng dân sự 2005, quy tụ các thủ tục tố tụng gần nhau vào thành một mối. Phạm vi điều chỉnh của Bộ luật không chỉ giới hạn trong khuôn khổ các quan hệ pháp luật tố tụng dân sự mà còn mở rộng sang các quan hệ tố tụng kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình. Do vậy, mọi tranh chấp xảy ra trên TTCK đưa ra giải quyết tại toà án tuân theo một trình tự tố tụng chung, thống nhất trên cơ sở Bộ luật tố tụng dân sự.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoản việt nam hiện nay (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w