Một số quy định còn hạn chế trong Pháp lệnh trọng tài thương mại.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoản việt nam hiện nay (Trang 61 - 64)

1. MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA PHÁP LUẬT YÈ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN.

1.4. Một số quy định còn hạn chế trong Pháp lệnh trọng tài thương mại.

hóa, bởi trong một số trường hợp, ừanh chấp xảy ra trên TTCK thỏa mãn điều kiện phân xử bằng trọng tài nhưng có thể không được phép tự do lựa chọn phương thức này để giải quyết. Chẳng hạn như tranh chấp giữa các thành viên sở hữu Sở (Trung tâm) giao dịch chứng khoán (tổ chức theo mô hình công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn). Đây là loại tranh chấp cần có quy chế điều chỉnh riêng bởi tính phức tạp và tàm ảnh hưởng của nó đến hoạt động của toàn thị trường và nền kinh tế.

Tóm lại, tình trạng thiếu những quy định cụ thể hóa về trọng tài thương mại trong việc giải quyết tranh chấp trên TTCK không chỉ gây khó khăn cho quá trình thực hiện mà còn ảnh hưởng đến tính hiệu quả của hoạt động phân xử bằng trọng tài.

1.4. Một số quy định còn hạn chế trong Pháp lệnh trọng tài thươngmại. mại.

Pháp luật về chuyên ngành chứng khoán không có quy định riêng về vấn đề trọng tài nên Pháp lệnh là văn bản pháp luật trực tiếp điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp trên TTCK theo thủ tục trọng tài. Bên cạnh những nội dung cơ bản đã đạt được, Pháp lệnh còn tồn tại một số quy định bất cập, gây khó khăn trong quá trình áp dụng, đặc biệt khi những quy định đó cần được cụ thể hóa để giải quyết hiệu quả tranh chấp trên TTCK. Có thể chỉ ra một cách khái quát những hạn chế cơ bản sau đây:

Thứ nhất, quyền lựa chọn trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp ừên

TTCK bị hạn chế. Pháp luật chỉ cho phép chủ thể trong quan hệ tranh chấp là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh được quyền thỏa thuận trọng tài để giải quyết tranh chấp. Trong khi đó, chủ thể tham gia TTCK có đăng ký kinh doanh thường chỉ gồm các tổ chức hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực chứng khoán như công

Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chủng khoản Việt Nam hiện nay

tổ chức khác như công ty niêm yết, công ty có chứng khoán giao dịch..chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với số lượng chủ thể là các nhà đầu tư không có đăng ký kinh doanh. TTCK Việt Nam chính thức hoạt động được hom tám năm, tranh chấp xảy ra không nhiều nên rất khó để rút ra đánh giá chung. Xong, thực tiễn tại các nước có TTCK phát triển cho thấy, đa số tranh chấp trên TTCK xảy ra giữa khách hàng là nhà đầu tư chứng khoán với các công ty chứng khoán hoặc giữa những nhà đầu tư với nhau, bởi đây là mối quan hệ chính diễn ra trên thị trường. Các vụ tranh chấp trên TTCK Việt Nam trong tưomg lai sẽ không nằm ngoài tình trạng đó. Do vậy, việc đưa vào đặc điểm mang tính hình thức của chủ thể tranh chấp để quyết định quyền lựa chọn phưomg thức giải quyết tranh chấp của chủ thể đó là không họp lý, tạo sự bất bình đẳng trong cách đối xử của pháp luật dành cho những nhà đàu tư, đặc biệt những nhà đầu tư cá nhân. Có thể dẫn chứng qua hai trường họp sau: tranh chấp xảy ra giữa công ty chứng khoán A và khách hàng là ông B liên quan đến việc nhân viên của công ty chứng khoán nhập sai lệnh đặt mua chứng khoán, gây thiệt hại cho khách hàng. Theo quy định hiện hành, ông B và công ty chứng khoán A không thế thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài. Sau khi thương lượng hòa giải không thành, các bên chỉ có thể khởi kiện ra tòa án với thủ tục pháp lý phức tạp và thời gian kéo dài. Còn đối với vụ tranh chấp thứ hai, công ty c và công ty chứng khoán A, cũng tình tiết như vậy nhưng họ có quyền gửi đơn yêu cầu trọng tài thương mại nếu trước hoặc sau tranh chấp họ có thỏa thuận trọng tài. Như vậy, pháp luật đã tạo ra tình trạng bất bĩnh đẳng giữa các chủ thể trong quá trình họ thực hiện quyền và lợi ích họp pháp của mình bị xâm phạm, đồng thời không thể đáp ứng được nhu cầu thực tế của các chủ thể có tranh chấp trên TTCK muốn được lựa chọn phương thức giải quyết hiệu quả hơn...

Thứ hai, quy định không rõ ràng về cách xác định thời hiệu khởi kiện. Dựa

vào thời điểm “ngày xảy ra tranh chấp” để tính thời hiệu khởi kiện nhưng không giải thích rõ cách xác định “ngày xảy ra tranh chấp”. Điều đó dẫn đến cách hiểu khác nhau về ngày xảy ra tranh chấp, có thể ngày mà quyền và lợi ích bị xâm phạm hoặc ngày mà một bên phát hiện quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm. Vì vậy, hành vi vi phạm dẫn đến tranh chấp trên TTCK thường rất tinh vi và khó nhận biết

Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chủng khoản Việt Nam hiện nay

nên ngày quyền và lợi ích bị xâm phạm và ngày phát hiện sự vi phạm có thể cách nhau khoảng thời gian tương đối dài. Hậu quả là một tranh chấp phát hiện theo cách này sẽ còn thời hiệu khởi kiện nhưng xác định theo cách kia thì thời hiệu khởi kiện đã hết. Có thể dẫn chứng trường họp cụ thể sau: giả sử ngày 01/8/2006, công ty chứng khoán A không thông báo cho khách hàng Y biến động bất thường về giá cả của chứng khoán X (giảm mạnh) trong danh mục đầu tư của Y như đã thỏa thuận trong họp đồng quản lý danh mục đầu tư ký giữa A và Y. Ba tháng sau, tức ngày 01/11/2006 Y mới phát hiện ra sự vi phạm nghĩa vụ của công ty A. Sau thời gian dài thương lượng, hòa giải không thành, A và Y thỏa thuận đưa tranh chấp ra trọng tài phân xử vào ngày 05/9/2008. Nếu căn cứ vào ngày mà quyền và lợi ích bị xâm phạm đế tính thời hiệu khởi kiện thì trong trường họp này, thời hiệu khởi kiện đã hết từ ngày 01/8/2008 và thỏa thuận trọng tài bị coi là vô hiệu. Còn nếu căn cứ vào ngày phát hiện sự vi phạm thì thời hiệu khởi kiện kéo dài đến ngày 01/11/2008. Mặt khác, cách xác định thời hiệu trên không thống nhất với cách xác định thời hiệu khởi kiện tại tòa án. Bởi vì, thời hiệu khởi kiện tại tòa án được xác định dựa vào thời điểm “ngày quyền và lợi ích họp pháp bị xâm phạm”. Hạn chế nêu trên của pháp luật không chỉ gây khó khăn cho các chủ thể trong quá trình áp dụng pháp luật mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện quyền khởi kiện tại trọng tài của các bên tranh chấp.

Thứ ba, một số vấn đề liên quan đến trọng tài viên chưa được quy định cụ thể, rõ ràng và họp lý. Một là, pháp luật chỉ quy định trường họp các bên có quyền yêu càu trọng tài viên không do mình lựa chọn, các bên có được quyền yêu cầu thay đổi không? Và yêu cầu này phải gửi đến chủ thể có thẩm quyền nào? Hai là, theo quy định. Neu không quyết định được hoặc nếu hai trọng tài viên hay trọng tài viên duy nhất từ chối giải quyết ừanh chấp thì việc thay đổi trọng tài viên do chủ tịch trung tâm trọng tài hoặc chánh án tòa án cấp tỉnh quyết định. Vậy, trường họp cả hai bên đều thay đổi trọng tài viên do mình lựa chọn, thẩm quyền quyết định thuộc về trọng tài viên còn lại hay chủ tịch trung tâm trọng tài hoặc chánh án tòa án cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú hoặc có trụ sở. Ba là, pháp luật chưa quy định trách nhiệm của trọng tài viên trong trường họp trọng tài viên đó biết mình thuộc trường họp phải từ

Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chủng khoản Việt Nam hiện nay

chối giả quyết theo quy định của pháp luật nhưng có hành vi che dấu, không chủ động từ chối. Bốn là, trọng tài viên có được quyền tiếp tục phân xử không nếu họ là người thân thích của một bên hoặc đại diện của bên đó hoặc là người có lợi ích trong vụ tranh chấp mặc dù họ đã công khai từ chối nhưng các bên không yêu cầu thay đổi mà vẫn chấp nhận sự phân xử của họ. Năm là, pháp luật không quy định rõ số lượng trọng tài viên trong hội đồng trọng tài mặc dù nội dung các quy định đều mặc nhiên thể hiện là ba trọng tài viên, vấn đề đặt ra, liệu trong trường hợp giải quyết một vụ tranh chấp phức tạp hoặc theo yêu cầu của các bên tranh chấp, số lượng thành viên trong hội đồng trọng tài có thể nhiều hom ba không? Và do ai quyết định? Do vậy, các quy định nêu trên càn phải được sửa đổi trong lĩnh vực đặc thù này

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoản việt nam hiện nay (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w