Những ảnh hưởng của tranh chấp trên thị trường chứng khoán.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoản việt nam hiện nay (Trang 25 - 27)

Tranh chấp trên TTCK là hiện tượng mang tính tiêu cực, phản ảnh một nhóm quan hệ không ổn định đang diễn ra trên thị trường. Các bên trong quan hệ là chủ thể gây ra tranh chấp đồng thời là đối tượng chịu ảnh hưởng tiêu cực của tranh chấp. Trước hết, mục đích các bên mong muốn khi thiết lập mối quan hệ trên TTCK không đạt được, cản trở các kế hoạch kinh doanh đã dự tính. Mặc khác, các bên mất nhiều thời gian, công sức và chi phí để theo đuổi vụ tranh chấp và khi kết thúc quá trình giải quyết, quan hệ giữa các bên khó trở lại trạng thái ban đầu. Đây không chỉ là hậu quả các bên trong tranh chấp trên TTCK phải gánh chịu mà chủ thể của bất kì loại tranh chấp nào khác xảy ra trong đòi sống kinh tế cũng vậy. Tuy nhiên ảnh

Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chủng khoản Việt Nam hiện nay

hưởng nghiêm trọng nhất do tranh chấp trên TTCK gây ra cho các bên chủ thể là vấn đề thời gian. Thực tế đã cho thấy, yếu tố thời gian có vai trò rất quan trọng đối với mọi chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường nhưng trên TTCK, vai trò của yếu tố này nổi bật hom cả. TTCK là thị trường giá trị của thông tin, khả năng phản ứng trước mọi thông tin đưa ra càng nhanh càng có nhiều cơ hội kiếm lợi nhuận, đặc biệt ừên thị trường tập trung, nơi thực hiện nguyên tắc đấu lệnh ưu tiên về giá và thời gian. Trong khi đó việc mất nhiều thời gian để giải quyết tranh chấp ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phản ứng của các chủ thế trước diễn biến trên thị trường, khiến nhiều cơ hội kinh doanh bị bỏ lỡ, đặc biệt đối với các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu CK.

Không chỉ vậy, tranh chấp trên TTCK còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của các bên tranh chấp khi họ là các tổ chức hoạt động lâu dài trên TTCK với tư cách tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, công ty CK...TTCK luôn nhạy cảm với các thông tin. Do vậy, khi các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp của các bên được đưa ra, đúng hay sai, đều có thể dẫn đến những đánh giá trái chiều từ các chủ thể khác của thị trường về hành động có hợp pháp hay không của một bên tranh chấp. Cụ thể đối với bên tranh chấp là công ty CK, uy tín liên quan đến đạo đức nghề nghiệp bị ảnh hưởng dẫn đến sự dao động niềm tin từ phía khách hàng, giảm khả năng cạnh tranh với các công ty CK khác; đối với bên tranh chấp là công ty niêm yết, giá CK trên thị trường giao dịch có thể bị tụt giảm trong trường hcrp hành động “ bán tháo” CK của một nhóm các nhà đầu tư khi tiếp nhận thông tin trên dẫn đến phản ứng dây chuyền từ phía các nhà đầu tư khác; đối với bên tranh chấp là tổ chức phát hành thông tin về vụ tranh chấp có thể ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của công ty trong con mắt các nhà đầu tư, giảm sức hấp dẫn của CK dự định phát hành.

TTCK là đối tượng tiếp theo bị ảnh hưởng tiêu cực do tranh chấp trên TTCK gây ra. Thực tế cho thấy, đa số các tranh chấp trên TTCK bắt nguồn từ những hành vi phạm họp đồng, vi phạm pháp luật. Điều này dẫn đến tình trạng, quyền và lợi ích họp pháp của các chủ thể trên thị trường không được đảm bảo tính công bằng, ổn định trong hoạt động của thị trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi đó, niềm tin và sức hấp dẫn của TTCK bị suy giảm. Các chủ thể đã, đang và sẽ tham gia thị trường

Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chủng khoản Việt Nam hiện nay

có xu hướng chuyển sang lĩnh vực đầu tư khác. Không chỉ vậy, sự mất ổn định của TTCK còn tác động xấu đến tình hình kinh tế của đất nước bởi TTCK luôn được coi là “ phong vũ biểu” của nền kinh tế. Nhìn nhận vấn đề này trong tình trạng hoạt động của TTCK Viêt Nam có thể thấy mặc dù tranh chấp xảy ra chưa nhiều và chưa phức tạp nhưng không có nghĩa đây là một thị trường hoàn hảo. Lí do cơ bản bởi TTCK Việt Nam đang trong quá trình xây dựng, những diễn biến trên thị trường chưa đủ sức phản ánh diễn biến của nền kinh tế nên không có khả năng gây tác động mạnh.

Những phân tích trên đã cho thấy nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ tranh chấp trên TTCK. Song, nếu nhìn dưới góc độ khác, những tranh chấp này mang một ý nghĩa nhất định. Qua việc tìm hiểu tình hình tranh chấp xảy ra, cơ quan quản lí nhà nước về CK và TTCK nhận biết được những nhóm lợi ích thường dẫn đến xung đột và “ thái độ hoạt động” của các chủ thể trên thị trường để đưa ra biện pháp giải quyết kịp thời, đảm bảo tính ổn định của thị trường. Mặt khác, tranh chấp luôn gây bất lợi cho bản thân chủ thể có tranh chấp nhưng lại tác động mạnh vào ý thức của các chủ thể khác trên TTCK, thúc đẩy họ chú ý hơn đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước những hành vi xâm phạm, đồng thời góp phần ngăn ngừa các chủ thể có ý định gây thiệt hại. Nhưng vẫn cần khẳng định rằng tranh chấp trong nền kinh tế nói chung và tranh chấp trên TTCK nói riêng là hiện tượng tiêu cực mang tính khách quan, không thể loại bỏ nên cần phải được giải quyết một cách thoả đáng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoản việt nam hiện nay (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w