Vai trò trung gian hòa giải của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoản việt nam hiện nay (Trang 35 - 39)

8 Khoả n Điều 37 Luật chứng khoán 2006 Điểm c Khoản 3 Diều 39 Luật chúng khoán

1.2.Vai trò trung gian hòa giải của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán.

tâm giao dịch chứng khoán.

TTCK là sản phẩm bậc cao của nền kinh tế thị trường. Để đảm bảo chất lượng hòa giải các tranh chấp phát sinh trên thị trường, đòi hỏi đội ngũ hòa giải viên ngoài kinh nghiệm đàm phán, nghệ thuật thiết phục, sự nhiệt tình, trung thực và phải có sự am hiểu nhất định về lĩnh vực chứng khoán và TTCK. Vì vậy Luật chứng khoán quy định một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm giao dịch chứng khoán là làm trung gian hòa giải theo yêu cầu khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán8. Theo quy định hiện hành, giao dịch chứng khoán tại thị trường tập trung phải thực hiện thông qua thành viên của trung tâm giao dịch chứng khoán là các công ty chứng khoán. Tùy theo từng phương thức giao dịch, quy trình giao dịch chứng khoán diễn ra khác nhau. Đối với phương thức giao dịch thỏa thuận (áp dụng cho giao dịch chứng khoán lô lớn), mức giá và số lượng chứng khoán giao dịch đã được thỏa thuận tù trước giữa hai nhà đầu tư hoặc giữa nhà đầu tư với công ty chứng khoán hoặc giữa hai công ty chứng khoán với nhau, công ty chứng khoán chỉ nhập lệnh vào hệ thống giao dịch của trung tâm xác nhận kết quả giao dịch. Đối với phương thức khớp lệnh, căn cứ vào lệnh (mua hoặc bán chứng khoán) của khách hàng, công ty chứng khoán nhập lệnh vào hệ thống giao dịch tại trung tâm để tiến hành khớp lệnh trên cơ sở ưu tiên về giá. Quy trình giao dịch chứng khoán kết thúc bằng thủ tục chuyển giao chứng khoán và thanh toán tiền giữa Trung tâm lưu ký chứng khoán và ngân hàng chỉ định thanh toán. Tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán có thể phát sinh tại bất kỳ giai đoạn nào trong quy trình giao dịch trên giữa các chủ thể là công

Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoản Việt Nam hiện nay

ty chứng khoán, nhà đàu tư, tổ chức thanh toán và tổ chức có chứng khoán giao dịch. Khi xảy ra tranh chấp, các chủ thể này đều có quyền đề nghị trung tâm tiến hành hòa giải vì quy định nêu trên không xác định rõ quyền đề nghị thuộc chủ thể nào. Quy định về vai trò trung gian hòa giải của Sở (trung tâm) giao dịch chứng khoán trong Luật chứng khoán Việt Nam đã được cụ thể hóa trong một số văn bản có hiệu lực pháp lý thấp hom như: Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4 /2007

về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán; Quyết định

115/QĐ-UBCK của Uỷ ban chứng khoán ngày 13/02/2007 về việc ban hành Quy chế mẫu về bán đấu giá cổ phần tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán; Thông tư số 58/2004/TT-BTC của Bộ tài chính ngày 17/6/2004 hướng dẫn về thành viên và giao dịch chứng khoán, thành viên của Trung tâm có quyền đề nghị Trung tâm làm trung gian

hòa giải khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động kinh doanh chứng khoán. Quyết

định số

1788/QĐ-BTC ngày 30/05/2005 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyên hạn cơ cấu tổ

chức của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội cũng quy định rõ, Trung tâm có thể

lảm trung gian hòa giải theo yêu cầu khi phát sinh tranh chấp liên quan đến chứng khoán

đăng ký giao dịch tại Trung tâm.. về vấn đề này, pháp luật Việt Nam có điểm khác so với

pháp luật các nước khi quy định về phạm vi chủ thể có quyền đệ đơn yêu cầu Trung tâm

tiến hành hòa giải tương đối hẹp. Bên cạnh thành viên giao dịch, đa số các nước thường

cho phép một số chủ thể khác như các khách hàng của thành viên, các công ty niêm yết...

Ngoài ra, Luật chứng khoán yêu cầu Sở (trung tâm) phải quy định nguyên tắc giải quyết

Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chủng khoản Việt Nam hiện nay

hòa giải gồm có Trưởng ban hòa giải là giám đốc hoặc phó giám đốc hung tâm giao dịch chứng khoán, đại diện phòng giám sát thị trường, các phòng chức năng liên quan và đại diện của các công ty chứng khoán thành viên cùng một số thành viên khác theo đề nghị của trưởng ban hòa giải. Ban hòa giải có một số quyền và nghĩa vụ như: quyền chấp nhận hoặc từ chối việc hòa giải các tranh chấp theo đorn đề nghị của các bên tranh chấp, tổ chức tiến hành phiên hòa giải và triệu tập một hoặc các bên khi cần thiết, yêu cầu các bên cung cấp các tài liệu, chứng cứ liên quan phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp và đưa ra các khuyến nghị hòa giải đế các bên kham khảo; có trách nhiệm theo dõi khuyến khích các bên tranh chấp thực hiện những thỏa thuận đạt được trong quá ừình hòa giải; cung cấp các biên bản hòa giải khi có yêu càu của các cơ quan chức năng giải quyết vụ việc liên quan... Nhằm mục đích hướng dẫn các bên tranh chấp về trình tự thủ tục hòa giải và tạo cơ sở cho Ban hòa giải thực hiện tốt vai trò của mình, Trung tâm đã ban hành văn bản thứ hai là Quyết định số 43/2000/QĐ-TTGD3 ngày 14/06/2000 về Quy trình nghiệp vụ hòa giải tranh chấp tại Trung tâm giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh. Theo nội dung ghi nhận trong Quyết định, quá trình hòa giải gồm bốn bước cơ bản sau:

Bước 1: (Tiếp nhận đơn hòa giải) Bên yêu cầu hòa giải gửi đơn đề nghị hòa giải và các chứng từ tài liệu cần thiết đến Phòng giám sát thị trường của Trung tâm. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, Phòng giám sát thị trường phải gửi bản sao đơn cho bị đơn.

Bước 2: (Chuẩn bị hòa giải) Trong thời hạn 15 ngày, bị đơn phải gửi văn bản trả lời chấp nhận hoặc không chấp nhận việc hòa giải. Trường họp bị đơn chấp nhận hòa giải, Phòng giám sát trình Giám đốc ký quyết định thành lập ban hòa giải. Ban hòa giải tiến hành triệu tập trực tiếp hoặc yêu cầu các bên giải giải thích bằng văn bản, cung cấp chứng cứ và tài liệu khác, ra quyết định đình chỉ hòa giải trong một số trường họp nhất định, ấn định thời gian, địa điểm diễn ra phiên hòa giải, gửi giấy triệu tập hòa giải cho các bên trước ngày mở phiên tòa ít nhất 15 ngày.

Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chủng khoản Việt Nam hiện nay

Bước 4: Hòa giải kết thúc băng việc Ban hòa giải lập biên bản hòa giải thành hoặc biên bản hòa giải không thành tùy theo kết quả của phiên hòa giải. Việc thực hiện kết quả hòa giải hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí tự nguyện của các bên.

Mặc dù hai quyết định tưomg đối đầy đủ các vấn đề liên quan đến thủ tục hòa giải tranh chấp trên TTCK nhưng không có nghĩa, chúng ta đã có cơ sở pháp lý về hòa giải. Cần lưu ý rằng, Trung tâm giao dịch chứng khoán Thảnh phố Hồ Chí Minh lúc này là đom vị sự nghiệp có thu, không có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, việc ban hành hai văn bản trên của Trung tâm là cần thiết. Điều đó thế hiện sự nỗ lực cố gắng muốn thực hiện tốt vai trò được giao từ phía Trung tâm trong điều kiện thiếu cơ sở pháp lý hướng dẫn thi hành.

Nếu xem xét quy định của pháp luật Việt Nam về vai trò trung gian hòa giải của các tổ chức như Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán trong mối tương quan với pháp luật các quốc gia thì đây là quy định có tính kế thừa thành tựu lập pháp của các nước. Hầu hết các nước có TTCK phát triển lâu đời hay vừa hình thành đều ghi nhận quy định trên. Bên cạnh đó, pháp luật một số nước còn ghi nhận vai trò giải các tranh chấp trên TTCK cho một số tổ chức khác. Chẳng hạn, Luật chứng khoán Hàn Quốc quy định rất rõ về ủy ban hòa giải tranh chấp về chứng khoán và thủ tục hòa giải tranh chấp về chứng khoán. Theo đó, ủy ban hòa giải được thành lập trong Ban giám sát để xem xét và quyết định những vấn đề về hòa giải đối với bất kỳ tranh chấp nào xảy ra liên quan đến việc bán và các giao dịch chứng khoán khác do các công ty chứng khoán tiến hành, ủy ban hòa giải sẽ đưa ra đề xuất cho việc hòa giải, nếu các bên tranh chấp chấp nhận thì đề xuất đó có hiệu lực như một hòa giải pháp lý. Còn chứng khoán Nhật Bản dành một chương riêng quy định về hòa giải (chương 7). Khi nảy sinh bất kỳ một tranh chấp nào có liên quan đến vấn đề kinh doanh chứng khoán... thì các bên tranh chấp có thể nộp đơn trình lên Bộ trưởng bộ tài chính xin hòa giải tranh chấp đó Bộ trưởng sẽ cử một quan chức của Bộ tổ chức buổi điều trần và soan thảo bản thỏa thuận cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp đó. Neu cả hai bên chấp thuận bản thỏa thuận này, hai bên sẽ lập một bản thỏa thuận chính thức lên Bộ trưởng. Trường họp công ty chứng khoán hoặc thành viên của TTCK không thực hiện thỏa thuận, Bộ trưởng Bộ tài

Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chủng khoản Việt Nam hiện nay

chính có thể đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán trên TTCK trong thời hạn không quá 6 tháng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoản việt nam hiện nay (Trang 35 - 39)