MỤC TIÊU VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÈ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN THỊ TRUỜNG CHỨNG KHOÁN.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoản việt nam hiện nay (Trang 68 - 70)

TRANH CHẤP TRÊN THỊ TRUỜNG CHỨNG KHOÁN.

Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp trên TTCK nhằm tạo cơ chế pháp lý hữu hiệu bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp cho các chủ thể tham gia thị trường trong trường họp bị xâm phạm, góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh trong nền kinh tế thị trường. TTCK là lĩnh vực kinh doanh rất phức tạp, thuận lợi lớn nhưng độ rủi ro cao nên luôn tiềm ẩn những nguy cơ xảy ra xung đột về lợi ích theo chiều hướng ngày càng

Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chủng khoản Việt Nam hiện nay

tăng. Việc giải quyết các xung đột phải trên cơ sở quy định của pháp luật. Do vậy, mức hoàn thiện của pháp luật về giải quyết tranh chấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình giải quyết tranh chấp cũng như quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia thị trường. Nếu các quy định điều chỉnh không đầy đủ, rõ ràng và họp lý dễ dẫn đến tình trạng tranh chấp: về hình thức đã được giải quyết nhưng thực chất quyền và lợi ích họp pháp bị xâm phạm chưa được khôi phục thỏa đáng hoặc các bên phải trải qua quy trình thủ tục phức tạp, gây lãng phí về thời gian, công sức và tiền bạc. Ngược lại, pháp luật đạt tới trình độ hoàn thiện nhất định sẽ tạo ra một cơ chế giải quyết hiệu quả. Khi đó, lợi ích giữa các bên sẽ được giải quyết một cách thỏa đáng, quyền và lợi ích họp pháp bị xâm phạm được khôi phục và bên thực hiện hành vi vi phạm phải gánh chịu trách nhiệm nhất định.

Thứ hai, góp phần xây dựng, duy trì và phát triển TTCK ổn định, công bằng

và đáng tin cậy. Tranh chấp xảy ra trên TTCK đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến tính ổn định trong hoạt động của thị trường, vì vậy, việc củng cố pháp luật về giải quyết tranh chấp nhằm tạo cơ sở đế các tranh chấp được giải quyết một cách thỏa đáng, chấm dứt tình trạng căng thẳng trong mối quan hệ giữa các chủ thể có tranh chấp trên thị trường, thiết lập lại sự công bằng đã bị xâm phạm đồng thời tạo niềm tin từ phía các chủ thể đang hoạt động trên thị trường cũng như tạo sự tin cậy nhằm thu hút sự tham gia của các chủ thể khác.

Thứ ba, đáp ứng yêu cầu hội nhập và họp tác quốc tế trong lĩnh vực chứng

khoán và TTCK. Ngày nay, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi hệ thống pháp luật của các quốc gia phải có sự tương đồng với nhau. Việt Nam đã trở thành viên chính thức của Tổ chức quốc tế các ủy ban chứng khoán (IOSCO). Trong nguyên tắc về cơ cấu pháp luật TTCK, theo IOSCO, kết quả điều chỉnh TTCK phụ thuộc vào cơ cấu pháp luật phù họp mà một trong những vấn đề cần được quan tâm trong cơ cấu pháp luật các nước là hệ thống giải quyết các tranh chấp. Theo đó, hệ thống giải quyết các tranh chấp phải đảm bảo hai yêu cầu: phải là hệ thống xét xử công bằng và hiệu quả (bao gồm khả năng lựa chọn trọng tài hoặc cơ chế giải quyết tranh chấp khác); tính cưỡng chế của những mệnh lệnh tòa án và những phán quyết trọng tài, bao gồm cả mệnh lệnh và phán quyết nước ngoài. Do vậy, hoàn thiện pháp luật

Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chủng khoản Việt Nam hiện nay

về giải quyết tranh chấp trên TTCK cần phải phù họp với thông lệ quốc tế, đáp ứng các yêu cầu mang tính khuyến nghị của IOSCO nhằm tạo môi trường pháp lý an toàn, bình đẳng và tin cậy cho các chủ thể tham gia.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoản việt nam hiện nay (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w