Về việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán của toà án.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoản việt nam hiện nay (Trang 45 - 53)

8 Khoả n Điều 37 Luật chứng khoán 2006 Điểm c Khoản 3 Diều 39 Luật chúng khoán

1.4.1.về việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán của toà án.

Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chủng khoản Việt Nam hiện nay

Thẩm quyền của toà án về giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quan hệ dân sự (quan hệ dân sự được hiểu theo nghĩa rộng) được pháp luật phân định theo vụ việc, theo cấp toà án, theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của nguyên đom. Đối với tranh chấp xảy ra trên TTCK, thẩm quyền của toà án cũng được xác định dựa trên bốn tiêu chí nêu trên.

Thứ nhất,

❖ xác định thẩm quyền của toà kinh tế và toà dân sự trong việc giải quyết tranh chấp trên TTCK, khác với các văn bản pháp luật tố tụng được ban hành trước đó, Bộ luật tố tụng dân sự chia các tranh chấp thuộc thẩm quyền của toà án thành các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thưcmg mại, lao động và giao cho các toà chuyên trách nằm trong hệ thống toà án nhân dân giải quyết. Các tranh chấp xảy ra trên TTCK có thể thuộc thẩm quyền của toà kinh tế hoặc toà dân sự, tuỳ thuộc tranh chấp đó là tranh chấp về kinh doanh thưcmg mại hay tranh chấp về dân sự. Căn cứ vào điều 29 Bộ luật, có thể xác định các ừanh chấp trên TTCK thuộc thẩm quyền của toà kinh tế gồm hai nhóm cơ bản sau:

Nhóm thủ nhất xảy ra giữa các tổ chức cá nhân có đăng ký kinh doanh với

nhau và đều có mục đích lợi nhuận (thuộc khoản 1 điều 29), bao gồm tranh chấp phát sinh từ hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán, môi giới chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán giữa công ty chứng khoán với khách hàng và phát sinh từ hoạt động lưu ký, đăng ký, thanh toán, bù trừ giữa thành viên lưu ký với nhà đầu tư (gọi chung là hoạt động cung ứng dịch vụ- thuộc điểm b khoản 1); Tranh chấp phát sinh từ hoạt động phân phối chứng khoán phát hành giữa tổ chức bảo lãnh chính và các tổ chức bảo lãnh con trong tổ họp bảo lãnh (thuộc điểm c khoản 1); Tranh chấp phát sinh từ hoạt động quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán giữa công ty quản lý quỹ và nhà đầu tư hoặc từ họp đồng nhận làm đại lý chứng khoán giữa tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh với tổ chức nhận làm đại lý (điểm d khoản 1), tranh chấp phát sinh từ hoạt động mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác (điểm 1 khoản 1). Có thể nhận thấy, đặc điểm chung của các tranh chấp thuộc nhóm thứ nhất điều phát sinh từ quan hệ họp đồng được thiết lập trên thị trường và để nhận biết tranh chấp trên TTCK thuộc nhóm này, phải quy tranh chấp đó về các tranh chấp phát sinh từ các hoạt động thương mại nói chung

Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chủng khoản Việt Nam hiện nay

được liệt kê tại khoản 1 điều 29, ngoại trừ tranh chấp về mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác, vấn đề đặt ra là, ngoài cổ phiếu và trái phiếu, TTCK còn cho phép giao dịch nhiều loại chứng khoán khác, có thể kể đến chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán, quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, họp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán... Vậy, những chứng khoán này có thuộc loại “các giấy tờ có giá khác” không? Hiện nay, chưa có định nghĩa chính thống về giấy tờ có giá vì mỗi văn bản pháp luật tiếp cận khái niệm này dưới các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, khái niệm giấy tờ có giá đề cập trong điều khoản trên cần được hiểu theo cách hiểu về giấy tờ có giá quy định tại Bộ luật dân sự 2005. theo đó, giấy tờ có giá là một loại tài sản bên cạnh các loại tài sản khác là vật, tiền và các quyền tài sản. Có thể nhận thấy, giấy tờ có giá và quyền tài sản cùng giống nhau ở tính luôn thể hiện quyền năng về tài sản của đối tượng đang sở hữu chúng và có thể chuyển đổi được thành tiền, về

hình thức, giấy tờ có giá là phương tiện thể hiện của quyền tài sản nhưng không phải mọi phương tiện thể hiện quyền tài sản đều được coi là giấy tờ có giá. Chỉ khi quyền tài sản được vật chất hóa dưới hình thức nhất định theo quy định của pháp luật mới được gọi là giấy tờ có giá và việc chuyển giao giấy tờ có giá không phải kèm theo chuyển giao bất kỳ tài sản nào. Trong khi đó, pháp luật hiện hành về chứng khoán và TTCK quy định, “chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích họp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn góp của tổ chức phát hành..., bao gồm các loại sau đây: a) cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ. b) Quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, họp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán” (điều 6 luật chứng khoán). Như vậy, chứng khoán là một loại giấy tờ có giá và tranh chấp về mua bán các loại chứng khoán khác ngoài cổ phiếu và trái phiếu được coi là tranh chấp về mua bán “các giấy tờ có giá”.

về điều kiện “có đăng ký kinh doanh” của chủ thể tranh chấp, Bộ luật không

có quy định giải thích rõ mối quan hệ giữa hoạt động có tranh chấp phát sinh và hoạt động thuộc nội dung đăng ký kinh doanh, trong khi pháp luật về TTCK chỉ yêu cầu một số hoạt động trên thị trường phải tiến hành đăng ký kinh doanh như hoạt

Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chủng khoản Việt Nam hiện nay

động kinh doanh chứng khoán, hoạt động lưu ký chứng khoán, hoạt động đầu tư chứng khoán (của công ty đầu tư chứng khoán). Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/03/2005 của HĐTPTANDTC, “Tòa kinh tế có nhiệm vụ quyền hạn giải quyết.. .các tranh chấp về kinh doanh thưomg mại mà một bên hoặc các bên không có đăng ký kinh doanh nhưng đều có mục đích lợi nhuận”. Quy định này cần được hiểu là “các bên đều có đăng ký kinh doanh nhưng tranh chấp xảy ra đối với hoạt động cụ thể nào đó mà một hoặc cả hai bên đều không có đăng ký kinh doanh với hoạt động đó”. Điều đó có nghĩa, tòa kinh tế có thẩm quyền giải quyết cả những tranh chấp xảy ra trên TTCK giữa các chủ thế có đăng ký kinh doanh nhưng nội dung đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực TTCK. Chang hạn, tranh chấp xảy ra trong quan hệ bảo lãnh phát hành chứng khoán giữa tổ chức bảo lãnh là công ty chứng khoán A và tổ chức phát hành là công ty sản xuất bánh kẹo B hoặc tranh chấp trong quan hệ mua bán chứng khoán trên thị trường riêng lẻ giữa công ty xuất nhập khẩu c và công ty chế biến nông sản D... Cũng theo văn bản hướng dẫn trên, điều kiện về “mục đích lợi nhuận” của cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh thương mại được hiểu là mong muốn của cá nhân, tổ chức có thu được lợi nhuận mà không phân biệt có thu hay không thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thương mại đó. Việc xác định có hay không mục dí ch lợi nhuận của chủ thế trong quan hệ cụ thế có tranh chấp chỉ mang tính chất tương đối bởi không phải bao giờ mục đích này cũng được thể hiện rõ ràng ra bên ngoài. Tuy nhiên, việc xác định trở nên dể dàng hơn ừong lĩnh vực TTCK khi hầu hết chủ thể tham gia thị trường đều xuất phát từ mong muốn thu lợi nhuận dưới các hình thức khác nhau. Cụ thể là, các công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ chứng khoán nhằm thu phí, nhà đầu tư mua bán chứng khoán nhằm hưởng cổ tức hoặc chênh lệch giá, các tổ chức phát hành chứng khoán nhằm huy động thêm vốn để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh...

Nhóm thủ hai gồm một số tranh chấp xảy ra trên TTCK được nhà làm luật

quy kết về loại tranh chấp xảy ra giữa công ty với thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thế, sáp nhập, họp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty và thuộc

Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chủng khoản Việt Nam hiện nay

thẩm quyền của tòa kinh tế. Các tranh chấp trên TTCK thuộc nhóm này phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định. Một là, tranh chấp phải xảy ra giữa công ty (với tư cách tổ chức phát hành chứng khoán) và cổ đông (bản thân đã là đầu tư) hoặc giữa các cổ đông với nhau. Với tư cách là thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn, thành viên này không phải là chủ thể trên TTCK nên tranh chấp giữa công ty trách nhiệm hữu hạn và thành viên hoặc các thành viên với nhau không bao giờ là tranh chấp ừên TTCK. Có thể thấy rõ qua ví dụ sau: Ông A là thành viên của Công ty trách nhiệm hữu hạn X và mua một lượng trái phiếu nhất định do công ty X phát hành. Khi đó, tranh chấp xảy ra giữa ông A và công ty X về họp đồng mua bán trái phiếu là tranh chấp trên TTCK nhưng không phải là tranh chấp giữa công ty với thảnh viên của công ty. Do, trong mối quan hệ mua bán trái phiếu, ông A không tham với tư cách thành viên sở hữu mà với tư cách nhà đầu tư chứng khoán (mặc dù về hình thức, ông A đang là thành viên của công ty). Giả sử ông A là thành viên trong Hội đồng quản trị của công ty X và hội đồng quản trị đã thông qua quyết định phát hành trái phiếu mà không hỏi ông A. Ông A cho rằng các thành viên trong hội đồng quản trị đã vi phạm quy định trong điều lệ và quyết định khởi kiện. Tranh chấp giữa ông A và các thành viên HĐQT thuộc loại tranh chấp xảy ra giữa các thành viên công ty với nhau nhưng không phải là tranh chấp trên TTCK vì trong quan hệ phát sinh tranh chấp, ông A và các thành viên khác không tham gia với tư cách chủ thể của TTCK. Hai là, đối tượng của tranh chấp phải là những quyền và lợi ích phát sinh trên TTCK, liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, họp nhất, chia tách, chuyển đổi hình thức tổ chức công ty. Các quyền và lợi ích này không phát sinh từ quan hệ họp đồng mà chủ yếu liên quan đến nghĩa vụ của công ty với tư cách tổ chức phát hành chứng khoán với các nhà đầu tư là cổ đông của công ty như vấn đề công bố thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, vấn đề trả cổ tức, về quyền sở hữu chứng khoán, về hoạt động thâu tóm công ty... Có thể đưa ra ví dụ sau: Công ty A có chứng khoán niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP HCM đã đưa ra bản báo cáo tài chính sai lệch nhằm che giấu tình trạng kinh doanh thua lỗ của công ty. Trên cơ sở những thông số khả quan đó, giá cổ phiếu của công ty A ừên thị trường giao dịch tăng mạnh và một số cổ đông là

Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chủng khoản Việt Nam hiện nay

các nhà đầu tư cá nhân đã mua tiếp cổ phiếu này. Kết quả kiểm toán lại cho thấy, công ty A đã cố ý đưa ra thông số sai và giá cổ phiếu trên thị trường của công ty giảm mạnh. Nhỏm các nhà đầu tư nói trên cho rằng hành vi vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin trung thực của công ty A đã gây thiệt hại cho họ và gửi đom khởi kiện công ty A. Đây là tranh chấp trên TTCK xảy ra giữa công ty và các thành viên là một nhóm cổ đông của công ty liên quan đến vấn đề trách nhiệm công bố thông tin.

Cũng về nhóm tranh chấp ừên, Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTPTANDTC đã hướng dẫn, a)Các tranh chấp giữa công ty với thành viên của công ty là các ừanh chấp về phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty (thông thường phần vốn góp đó được tính bằng tiền nhưng cũng có thể bằng hiện vật hoặc bằng giá trị quyền sở hữu công nghiệp)... b)Các tranh chấp giữa các thành viên của công ty với nhau là các tranh chấp giữa các thành viên của công ty; về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty của thành viên công ty đó cho người khác không phải là thành viên công ty; về việc chuyển nhượng cổ phiếu không ghi tên và cổ phiếu có ghi tên...”. Như vậy, tranh chấp về việc chuyển nhượng cổ phiếu giữa các thành viên là cổ đông của công ty cũng thuộc nhóm tranh chấp thứ hai trong khi tranh chấp về mua bán cổ phiếu giữa các tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh thuộc nhóm thứ nhất. Giả định trường họp tranh chấp giữa hai công ty trách nhiệm hữu hạn đang cùng là cổ đông của công ty cổ phần X liên quan đến việc công ty TNHH A bán số cổ phần X mà công ty đang sở hữu cho Công ty TNHH B, cần phải xác định tranh chấp này thuộc nhóm nào bởi nó đáp ứng đầy đủ dấu hiệu của hai nhóm. Có thể nói, quy định pháp luật về vấn đề này đã có sự chồng chéo, mâu thuẫn và không rõ ràng.

Các tranh chấp trên TTCK không thuộc hai nhóm trên tức là không thỏa mãn điều kiện của tranh chấp về kinh doanh thương mại sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa dân sự. Căn cứ vào các trường họp tranh chấp về dân sự được liệt kê tại điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự, có thể quy các tranh chấp trên TTCK thuộc thẩm quyền của tòa dân sự thành các nhóm chính sau: Nhóm tranh chấp về quyền sở hữu chứng khoán xảy ra giữa các chủ thể mà một bên hoặc cả hai bên là nhà đầu tư chứng khoán cá nhân (không thỏa mãn dấu hiệu có đăng ký kinh doanh); Nhóm tranh chấp về họp đồng được thiết lập trên TTCK nhưng không thuộc loại họp đồng được thiết

Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chủng khoản Việt Nam hiện nay

lập ừên cơ sở thực hiện các hoạt động thương mại liệt kê tại khoản 1 điều 29 (như họp đồng cho vay chứng khoán giữa công ty chứng khoán và khách hàng) hoặc các chủ thể của họp đồng là các nhà đầu tư chứng khoán cá nhân (như họp đồng mua bán chứng khoán của hai cá nhân trên thị trường riêng lẻ) hoặc chủ thể trong quan hệ họp đồng không có mục đích lợi nhuận (như họp đồng tặng cho chứng khoán); thứ ba, nhóm tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài họp đồng thường xảy ra giữa tổ chức niêm yết hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán với các nhà đầu tư liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ của tố chức trên TTCK (như cung cấp thông tin sai về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty nhằm đẩy giá chứng khoán lên, gây thiệt hại cho nhà đàu tư...).

Thứ hai,

❖ xác định thẩm quyền theo cấp của toà án để giải quyết ừanh chấp trên TTCK. Căn cứ quy định tại điều 33, 34 Bộ luật, toà án cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về mua bán chứng khoán giữa các tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và tranh chấp giữa công ty với cổ đông với nhau, không phụ thuộc vào dấu hiệu có yếu tố nước ngoài trong tranh chấp. Các tranh chấp còn lại thuộc thẩm quyền của tào án cấp tỉnh nếu đương sự hay tài sản (chứng khoán) ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. Vấn đề đặt ra là phải xác định rõ dấu hiệu đương sự và tài sản trong ừanh chấp trên TTCK ở nước ngoài. Theo hướng dẫn của HĐTPTANDTC tai Nghị quyết số 01 về vấn đề đương sự ở nước ngoài đồng thời căn cứ vào quy định hiện hành về các chủ thể tham gia TTCK, có thể khẳng định đương sự ở nước ngoài trong ừanh chấp thị trường chứng khoán chỉ có thể là chủ thể tham gia thị trường với tư cách nhà đầu tư và phải thoả mãn điều kiện sau: đương sự là nhà đầu tư cá nhân không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm thụ lý vụ việc, không phân biệt là người nước

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoản việt nam hiện nay (Trang 45 - 53)