4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÈ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN THỊ TRUỜNG CHỨNG KHOÁN.
4.2. Cần mở rộng thẩm quyền hòa giải của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, đồng thòi ghi nhận vai trò trung gian hòa
Trung tâm giao dịch chứng khoán, đồng thòi ghi nhận vai trò trung gian hòa giải của một số tổ chức khác hoạt động trên thị trường chứng khoán.
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chủng khoản Việt Nam hiện nay
Theo quy định tại văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất về chứng khoán và TTCK là Luật chứng khoán 2006 thì Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán chỉ có quyền làm trung gian hòa giải theo yêu cầu của thành viên giao dịch khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán. Thực tế, tranh chấp xảy ra tại TTCK không chỉ bao gồm các tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán của thành viên (thực chất là các công ty chứng khoán) mà còn nhiều dạng tranh chấp khác như: tranh chấp xảy ra trên thị trường sơ cấp trong quá trình công ty chứng khoán thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán (tư vấn, bảo lãnh, tự doanh) hoặc giữa tổ chức phát hành và những nhà đàu tư; tranh chấp giữa các công ty chứng khoán là thành viên của Sở (trung tâm) nhưng không liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán mà liên quan đến hoạt động cạnh tranh khách hàng nhằm tăng thị phần; tranh chấp giữa các chủ thể tham gia đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu doanh nghiệp do trung tâm giao dịch tổ chức. Những tranh chấp nêu trên không thuộc thẩm quyền hòa giải của Sở (trung tâm) giao dịch chứng khoán. Trong khi đó, tâm lý chung của các bên có tranh chấp khi tiến hành hòa giải đều muốn lựa chọn những hòa giải viên có uy tín và đáng tin cậy như hòa giải viên tại các Sở (trung tâm) giao dịch chứng khoán. Việc pháp luật giới hạn phạm vi hòa giải của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán cũng chính là giới hạn quyền lựa chọn trung tâm hòa giải của các bên tranh chấp. Quy định này gây trở ngại cho các bên khi lựa chọn phương thức hòa giải để giải quyết tranh chấp. Chính vì vậy cần mở rộng thẩm quyền hòa giải của Sở (trung tâm) giao dịch chúng khoán theo hướng cho phép họ được quyền làm trung gian hòa giải các tranh chấp xảy ra trên TTCK (trừ tranh chấp liên quan đến bản than trung tâm) nhằm một mặt, tạo điều kiện cho những trung tâm thực hiện tốt vai trò hòa giải được mở rộng phạm vi tranh chấp nhận hòa giải cũng như tạo cơ hội cho các bên tranh chấp lựa chọn tổ chức hòa giải có uy tín, mặt khác nhằm khắc phục sự mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định hiện nay hướng dẫn về thẩm quyền hòa giải của trung tâm. Song song với việc mở rộng thẩm quyền hòa giải của Sở (trung tâm), pháp luật cần ghi nhận quyền của các bên tranh chấp được đề nghị Sở (trung tâm) hòa giải
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chủng khoản Việt Nam hiện nay
mà không bắt buộc phải là thảnh viên của Sở hoặc trung tâm. Trên cơ sở thẩm quyền hòa giải do pháp luật quy định, căn cứ vào điều kiện và khả năng của mình, mỗi tổ chức sẽ ban hành nguyên tắc hòa giải riêng, quy định cụ thể phạm vi các tranh chấp nhận hoà giải.
Bên cạnh Sở hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán, một số tổ chức khác hoạt động trên TTCK cũng có khả năng và điều kiện đảm nhận vai trò trung gian hòa giải đối với một số tranh chấp nhất định, có thể kể đến Trung tâm lưu ký chứng khoán, Hiệp hội các công ty chứng khoán, Hiệp hội các nhả đầu tư chứng khoán. Với tư cách là tổ chức thực hiện chức năng giám sát hoạt động lưu ký, đăng ký, bù trừ và thành toán chứng khoán của các thành viên, Trung tâm lưu ký chứng khoán có điều kiện hiểu rõ nguyên nhân phát sinh tranh chấp từ các hoạt động trên và đặc điểm của các bên tranh chấp với tư cách là thành viên của trung tâm, từ đó có khả năng đưa ra lời hướng dẫn phù hợp. Tương tụ, Hiệp hội các công ty chứng khoán và Hiệp hội các nhà đầu tư chứng khoán là các tổ chức xã hội- nghề nghiệp, thành lập với mục đích tăng cường mối quan hệ giữa các thành viên và bảo vệ lợi ích của họ trong trường họp bị xâm phạm. Pháp luật hiện hành không cấm các tổ chức này hoạt động hòa giải song cũng không quy định rõ vai trò trung gian hòa giải của chúng. Do vậy, cần phải quy định rõ vấn đề này nhằm tạo cơ sở pháp lý để các tổ chức yên tâm tiến hành hoạt động hòa giải đồng thời giúp các bên tranh chấp nhanh chóng lựa chọn được tổ chức hào giải phù họp và tin cậy. Theo quan điểm của em, có thể xác định rõ Trung tâm lưu ký chứng khoán có quyền làm trung gian hòa giải ừanh chấp phát sinh từ hoạt động lưu ký, đăng ký, thanh toán và bù trừ chứng khoán chứng khoán giữa các thành viên với nhau hoặc giữa thành viên với khách hàng; các tổ chức xã hội- nghề nghiệp có quyền làm trung gian hòa giải tranh chấp giữa các thành viên liên quan đến hoạt động nghề nghiệp của họ.