8 Khoả n Điều 37 Luật chứng khoán 2006 Điểm c Khoản 3 Diều 39 Luật chúng khoán
1.3.2. Thủ tục giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán tại trọng tài thương mại.
trong pháp luật tố tụng trọng tài.
1.3.2. Thủ tục giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán tạitrọng tài thương mại. trọng tài thương mại.
Giải quyết tranh chấp trên TTCK tại trọng tài thương mại phải tuân theo trình tự thủ tục luật định. Do pháp luật chuyên ngành không có quy định riêng nên theo quy định chung của pháp luật tố tụng trọng tài, thời hiệu khởi kiện ừanh chấp trên TTCK nói riêng và tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại nói chung là 2 năm, kể từ ngày xảy ra tranh chấp. Pháp luật cho phép các bên lựa chọn một trong hai hình thức trọng tài để giải quyết tranh chấp, tại các trung tâm trọng tài hoặc hội đồng trọng tài do các bên thành lập. Trường hợp các bên lưa chọn trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn kiện gửi trung tâm trong đó chỉ rõ tên trọng tài viên đã chọn. Trung tâm trọng tài sẽ gửi bản sao đơn kiện kèm theo danh sách trọng tài viên của trung tâm cho bị đơn. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được, bị đơn phải gửi cho trung tâm ừọng tài bản tự bảo vệ cùng tên trọng tài viên đã chọn. Hai trọng tài viên được chọn thống nhất chọn trọng tài viên thứ ba là chủ
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chủng khoản Việt Nam hiện nay
nếu hết thời hạn mà bị đơn không chọn trọng tài viên hoặc hai trọng tài viên không thống nhất chọn được trọng tài viên thú ba. Đối với trường hợp hội đồng trọng tài do các bên thành lập, thay vì gửi đơn lên trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải gửi đơn đến bị đơn và quyền chỉ định trọng tài viên giúp các bên thuộc về toà án cấp tỉnh nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú. Tổng thời gian tính từ thời điểm gửi đơn kiện đến khi hội đồng trọng tài được thành lập không quá 59 ngày. Sau khi được chỉ định, các trọng tài viên phải nghiên cứu hồ sơ, xác minh sự việc nếu thấy cần thiết, có quyền gặp các bên để nghe các bên trình bày ý kiến, yêu cầu các bên cung cấp chứng cứ liên quan hoặc tự mình thu thập chứng cứ. Các trọng tài viên này vẫn có thể bị thay đổi trong qua ừình giải quyết vụ việc tranh chấp nếu có yếu tố ảnh hưởng đến tính khách quan trong công việc phân xử của họ. Thực tế hoạt động TTCK ở các nước cho thấy, đa số trọng tài viên phân xử tranh chấp trên TTCK thuộc các trung tâm trọng tài do các Sở giao dịch chứng khoán thành lập. Hiện nay, tại Việt Nam chưa tồn tại trung tâm trọng tài nào chuyên phân xử tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán. Trong khi đó, ừọng tài ở các nước có TTCK phát triển đã đạt đến trình độ chuyên nghiệp rất cao, điển hình là TTCK Mỹ. Tại đây, NASDAQ được biết đến với chương trình giải quyết tranh chấp có ảnh hưởng lớn nhất và rộng lớn nhất, tuyển chọn, đào tạo và quản lý một bản kê với hơn 7000 trọng tài viên, còn NYSE phân các trọng tài viên thành hai loại, trọng tài chuyên biệt trong lĩnh vực TTCK và trọng tài công (không phải từ ngành công nghiệp chứng khoán). Nếu một trọng tài viên xét xử vụ ừanh chấp, Chủ tịch trung tâm trọng tài sẽ gửi cho mỗi bên một bản danh sách ngẫu nhiên 5 trọng tài viên công trừ khi các bên yêu cầu trọng tài viên chuyên biệt. Mỗi bên có quyền sử dụng hai lần quyền chống lại bản danh sách này. Nếu nhiều trọng tài viên phân xử, Chủ tịch trung tâm trọng tài gửi cho mỗi bên hai bản danh sách được đưa một cách ngẫu nhiên, trong đó, một bản gồm tên của 10 trọng tài công và bản kia gồm tên của 5 trọng tài chuyên biệt. Nếu bên tranh chấp là khách hàng của công ty chứng khoán hoặc không phải là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán yêu cầu đa số trọng tài trong ngành chứng khoán thì một bản danh sách gồm tên 10 trọng tài chuyên biệt và một bản gồm 5 trọng tài công. Mỗi bên có thể sử dụng 4 lần quyền chống lại bản danh sách này.
9 http://www.nyse.com; http://www.nasdaq.com
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chủng khoản Việt Nam hiện nay
Đối với vụ tranh chấp có giá trị tranh chấp từ 1$ đến 25.000$, hội đồng trọng tài có thể không mở phiên họp mà dựa vào các tài liệu do các bên gửi đến để phân xử.9
Thời gian mở phiên họp do chủ tịch hội đồng trọng tài quyết định nếu các bên không có thoả thuận khác. Phiên họp không công khai, các bên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham dự, có quyền mời nhân chứng, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đồng thời, trong quá trình hội đồng trọng tài giải quyết vụ tranh chấp, các bên có quyền làm đom yêu cầu toà án cấp tỉnh nơi hội đồng trọng tài thụ lý áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời khi thấy quyền và lợi ích bị xâm phạm hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại. Đây là điếm mới quan trọng trong Pháp lệnh, thể hiện mối quan hệ tương trợ tư pháp giữa hai cơ quan giải quyết tranh chấp. Hội đồng trọng tài ra quyết định dựa trên nguyên tắc đa số và quyết định này có tính cưỡng chế thi hành như bản án do toà tuyên. Pháp luật trọng tài đặc biệt khuyến khích các bên hoà giải ừong quá trình tố tụng trọng tài nhưng có sự phân biệt khá rõ giá trị pháp lý của kết quả hoà giải trong hai trường họp. Trường họp thứ nhất, các bên tự hoà giải với nhau. Qua trình hoà giải này có thể tiến hành song song, độc lập với quá trình phân xử của trọng tài. Nếu hoà giải thành thì theo yêu cầu của các bên, hội đồng trọng tài sẽ đình chỉ quá trình tố tụng trọng tài. Đây là hoà giải ngoài tố tụng nên kết quả hoà giải có được thi hành hay không hòan toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên. Trường họp thứ hai, các bên yêu cầu hội đồng trọng tài tiến hành hoà giải. Nếu hoà giải thành, các bên yêu cầu hội đồng trọng tài lập biên bản hoà giải thảnh và ra quyết định công nhận hoà giải thành. Quyết định này là chung thẩm, có tính buộc phải thi hành với các bên.
Trên đây chỉ là những bước cơ bản phải tiến hành trong quá trình giải quyết tranh chấp trên TTCK bằng trọng tài thương mại. Có thể nhận thấy rằng, trình tự thủ tục phân xử tranh chấp bằng trọng tài tương đối đơn giản, các bên không mất quá nhiều thời gian vào những thủ tục pháp lý rườm rà, phức tạp như toà án trong khi kết quả giải quyết vẫn đảm bảo tính cưỡng chế thi hành.