Bài Hôm qua tát nước đầu đình

Một phần của tài liệu tnhững tranh luận xung quanh 1tmột số bài ca dao hay và phương pháp phân tích ca dao (Trang 80 - 84)

CHƯƠNG 3: NHỮNG TRANH LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG CA DAO

3.2.2.2 Bài Hôm qua tát nước đầu đình

7T

Nhìn chung cách hiểu về nhân vật trữ tình của bài ca khá thống nhất. Đó là một bài ca tỏ tình của một chàng trai với một cô gái. Lời tỏ tình chân thành, mộc mạc nhưng khéo léo, tế nhị. Bài ca thể hiện tình yêu đằm thắm của những chàng trai cô gái Việt Nam xưa. Bài ca cũng cho thấy đời sống tình cảm lành mạnh của người Việt Nam: tình yêu bao giờ cũng dẫn tới hôn nhân.

7T

Tuy nhiên, 7T8TTrần Nhật Lí 7T8Tđưa ra một cách hiểu hoàn toàn khác với những cách hiểu quen thuộc trên. Theo ông, bài ca dao "chưa đủ cứ liệu để xác định một tình yêu" [120, tr.12]. Có ba lí do sau: thứ nhất, lời thỉnh cầu của chàng trai không có hồi âm; thứ hai, thái độ cô gái: bất ngờ, mắc cỡ... và không tự nguyện nhận áo, hoàn toàn ở vào thế bị động; thứ ba, lối nói năng cợt nhả của chàng trai không phản ánh tính chất nghiêm túc của lời tỏ tình. Do vậy, ông đưa ra một cách nhìn mới về thể loại bài ca: đây " 7T8Tca khúc hát ghẹo" 7T8Tvà một hướng nhìn "lạ" về nhân vật trữ tình: "Anh chàng đã trêu chọc cô gái" [120, tr.13]. Thậm chí, ông cho rằng chàng trai là "người quá quắt" và "thiếu quý trọng cô gái", đã "dồn cô gái vào thế bí". Ông cũng đoán rằng "cô gái rất có thể buộc chàng trai phải trả giá bằng một trận 'tát nước' vào mặt".

7T

Cách nhìn nhận về nhân vật trữ tình vốn được xem là tiêu biểu cho những chàng trai tinh tế, khéo léo và tha thiết trong tình yêu của một trong những bài ca tỏ tình được xem là hay nhất trong văn học truyền thông quả là một phát hiện "lạ". Nó gây ra những phản ứng tức thì của nhiều người vốn có "cảm tình" với chàng trai cô gái và câu chuyện tình yêu của họ từ muôn xưa. Ngay lập tức, trên báo 6T7TVăn học và Tuổi trẻ 6T7Ttập 3 đã đăng hai bài viết - một của giáo viên; một của học sinh- thể hiện thái độ phản đối cách "cảm" nhân vật trữ tình một cách "máy móc" của Trần Nhật Lí. Tuy nhiên, trong khi cô giáo Nguyễn Thị Hường vẫn khẳng định đây là bài ca trữ tình, nội dung nói về tình yêu trai gái, lời tỏ tình của chàng trai "thận trọng", "khéo léo", "nghiêm túc" [88, tr 7-9]; thì em Vi Minh Thúy một mặt bày tỏ sự phản đối ý kiến Trần Nhật Lí ở từng điểm, nhận xét rằng lời tỏ tình của chàng trai là rất mộc mạc, tinh tế sâu xa, thể hiện tình yêu đằm thắm của chàng trai với cô gái, mặt khác, lại trở nên quá "thận trọng" khi kết luận về tính chất bài ca: "Tôi không dám khẳng định bài ca dao là ca

khúc tình yêu bởi...không thể học hết chữ "ngờ", văn chương lắm lúc làm người ta giật mình" [224, tr.10-12].

7T

Có thể nói, hai hướng tiếp nhận trên khá tiêu biểu cho hai hướng tiếp nhận chủ yếu của dư luận khi gặp một bài viết có hướng nhìn mới.

7T

Theo chúng tôi, thái độ thận trọng khi cảm thụ, nghiên cứu ca dao là cần thiết, nhất là với những tác phẩm đã có một đời sống dân gian thật dài. Song một ý kiến "lạ" tuy có làm "xôn xao" dư luận, không phải lúc nào cũng có sức thuyết phục. Các nhà giáo và nhất là học sinh cần thận trọng trước loại ý kiến này. Không nên vì một ý kiến mới mà làm mất biết bao cảm xúc, cách nhìn, cách cảm quen thuộc, và có thể có lí về một bài ca dao. Nên bình tĩnh và đặt bài ca vào "trường" những yếu tố truyền thống với cách "giải mã "phù hợp với đặc trưng thi pháp thể loại và phù hợp cả với lối nhìn, lối sống, lối cảm dân tộc; nét thẩm mĩ dân tộc. Điều rất quan trọng là phải phù hợp với truyền thống văn hoa dân tộc, phù hợp với khả năng và tình độ tiếp nhận của học sinh.

7T

Việc xác định nhân vật trữ tình là người như thế nào trong bài ca này còn thể hiện qua việc xác định cách hiểu đối tượng trữ tình. 7T25T"Em" 7T25T- "7T25Tấy" là hai người hay chỉ là một 7T25T?chính là vấn đề gợi tranh luận. Qua quan sát các bài viết ta có thể thấy hai loại ý kiến tiêu biểu - thể hiện hai cách hiểu khác nhau.

7T

Trước hết, một số ý kiến cho rằng 7T8Tcó hai người con gái 7T8Tđược đề cập đến trong lời nói của chàng trai.

7T

Theo 7T8TPhan Huy Dũng, 7T8Tbài ca dao có hai đối tượng trữ tình, hai người con gái chứ không phải là một [44, tr.53-54]. Vũ Nho có ý tranh luận để đưa ra cách hiểu của mình: " ...Có người cho rằng '7T25Tấy' 7T25Tlà cách nói bóng gió để chỉ người đối thoại với mình cũng chính là em đấy thôi! Song thật chưa ổn lắm. Nếu là bóng gió sao sau đó anh ta lại nói toạc ra rằng

7T25T

'giúp em'.!... 7T25TĐưa cô ấy vào đây là hết sức tế nhị. Thứ nhất anh tránh được sự 'rành mạch' là điều mà anh không muốn ngay từ khi chọn 'cái áo bỏ quên' làm cớ để tỏ tình. Mặt. khác, anh có thể ngầm giới thiệu với cô gái rằng một 7T8T'cô ấy' 7T8Tnào đó để khâu áo anh hoàn toàn có thể kiếm được. Mượn '7T25Tấy' 7T25Tnhưng lại trả công cho em, là bởi vì trước hết anh vẫn nghĩ đến em,

muốn mượn em. Nhưng nếu em không ưng, không bằng lòng thì anh nhờ 6T7T'cô ấy’. 6T7TĐây là cách nói khôn ngoan của chàng trai [162, tr. 15 ->18], Thứ hai, trái ngược với cách hiểu trên, nhiều ý kiến cho rằng: 7T8Tem và cô gái tuy hai mà một. Ở7T8Tcách hiểu này, ta thấy các tác giả thống nhất quan điểm là chỉ có một cô gái là đối tượng tỏ tình của chàng trai, nhưng cách lí giải thì rất khác nhau. 7T8TPhong Lan 7T8Tphát hiện "...Những thứ anh hứa giúp toàn là đồ sính lễ dạm hỏi cưới xin, và 6T7T'cô ấy' 6T7Tđây chẳng phải ai khác ngoài 6T7T'em' . 6T7TTưởng anh buông cô gái ra, hoá ra anh vơ vào mình thật khéo!" [118]. Có ý tranh luận với Vũ Nho, Lê Trường Phát cho rằng không thể chấp nhận suy luận có hai người con gái được nói tới trong lời chàng trai. Theo ông 6T7T'em' 6T7Tvà 6T7T'cô ấy’ 6T7Ttuy hai mà một. Ông lí giải bằng tính truyền thống của ca dao. Những đặc điểm riêng biệt trong phương thức diễn xướng khiến ca dao có những đặc điểm riêng trong phương thức diễn đạt kết tinh thành những yếu tố bền vững, lặp đi lặp lại. Trong ca dao thường gặp lối nói xem ra có vẻ chỉ hai người nhưng thực chất là một. Để thêm thuyết phục, ông dẫn ra một bài ca dao rất tiêu biểu cho cách nói nước đôi này, kèm lời bình:

6T7T

"'Đường xa thì thật là xa. Mượn mình làm mối cho ta một người. Một người mười tám đôi mươi. Một người vừa đẹp vua tươi như mình' 6T7Tchẳng lẽ chúng ta lại hiểu đó là chàng trai muốn nhờ cô gái đang đứng trước mặt mình làm mối mình cho một cô gái khác?". "Một người" nào đó cũng chính là "mình" đó thôi. Ông so sánh bài 'Tát6T7Tnước đâu đình" 6T7Tcũng thuộc môtíp ấy. Cũng có khi trong ca dao xuất hiện hình tượng chàng trai như con bướm 6T7T"Hoa thơm thì đậu, hoa tàn thì bay", 6T7Tcó thể chàng trai nửa vời 6T7T"đã nghe ai, bỏ em giữa chốn thuyền chài rứa 6T7Tri"....Nhưng ông không hề thấy "có một kiểu anh chàng đến với một cô gái trong tư thế ' dự phòng' sẳn một cô gái khác như anh Vũ Nho tưởng tượng". Lí giải ý tưởng bài ca theo tâm lí của người tiếp nhận, Lê Trường Phát cho rằng: "Giả sử có một gã nào đó 'trơ trẽn' đến thế thì liệu có thiếu nữ nào chấp nhận được không?". Ông đặt ra vấn đề cần hiểu hình tượng ca dao theo tâm lí dân tộc, theo cách cảm, cách nghĩ, cách cư xử của người Việt Nam. Để nhất định phản đối cách lí giải của Vũ Nho cũng như đặt vấn đề chọn ca dao trong trường phổ thông phải tính nhiều đến chức năng giáo dục, Lê Trường Phát nhấn mạnh: "liệu theo cách lí giải của ông Vũ Nho là đúng thì chẳng lẽ để lứa tuổi học sinh trong trắng lại tiếp xúc với một hình tượng văn học tầm thường về nhân cách như thế" [176].

24T

Nguyễn Luân 7T24Tcó suy nghĩ tương tự như Lê Trường Phát. Ông khẳng định: ' 6T7Tấy’ 6T7Tvà

6T7T

'em' 6T7Ttrong bài ca dao chỉ là một. Theo ông, cách hiểu của Vũ Nho khiến chàng trai trong bài không phải là ‘khôn ngoan’ mà là "dại dột", "là kẻ đa mang là bắt cá hai tay?"... Lí giải về việc tại sao trước nói 6T7T"cô ấy" 6T7Tsau lại nói 7T25T"giúp em", 7T25Tông cho rằng: " mượn khâu áo và việc trả công đều là những động tác tỏ tình nhưng tính chất khác nhau: mượn khâu áo là việc khó, nếu nói thẳng mượn 'em' thì nghe sỗ sàng nên phải nói tránh là 'cô ấy'. Đây mới là cách nói hóm, cách nói tế nhị. Còn việc trả công và giúp em là việc dễ nói nên anh nói thẳng" [126, tr. 23-24].

24T

Nguyễn Huy Quát 7T24Tđưa ra một cách lí giải "lấp lửng", vẻ như phù hợp với hình thức " lấp lửng" thường được dùng trong ca dao cũng như trong chi tiết nghệ thuật này: "cô ấy là cô gái nào đó chưa xác định, "em có nhận mình là cô ấy hay không thì hoàn toàn tùy ý em. Cái hay, cái kín đáo và tinh tế ở đây là dùng hình thức lấp lửng" [184,tr.l2].

7T

Tương tự, 7T24TNguyễn Xuân Lạc 7T24Tlí giải ý tình của chi tiết bằng cách đặt bài ca dao vào không gian và thời gian diễn xướng. Theo ông "Cách xứng hô vừa xác định vừa phiếm chỉ đã 'lọt tai' cô gái, làm cho câu chuyện nói việc trăm năm trở nên kín đáo, tế chị, và dù có cả thẹn đến đâu cô vẫn có thể nán lại để nghe anh kể tiếp (trong trường hợp này nếu thay từ 'cô ấy bằng từ 6T7T'em’ 6T7Txác định, thì cô gái có thể đỏ mặt lên ngúng nguẩy bỏ đi, và việc tỏ tình sẽ thất bại). Như vậy là một lần nữa, cái cách xưng hô lấp lửng này của anh đã thành công" [113, tr.34-38]

7T

Trong khi đó, Nguyễn Quang Tuyênđề ra một hướng tiếp cận khá riêng nhưng không phải không có lí. Cả "em" và "cô ấy" trong bài ca dao chỉ là "hình ảnh trong trí tưởng tượng của anh" [263, tr. 14].

8T

Chúng tôi 7T8Tthấy rằng, các tuyển tập ca dao Việt Nam chỉ cung cấp cho người thưởng thức và tiếp nhận ca dao phần lời ca (ca từ). Điều này khiến cho việc tìm hiểu ca dao gặp không ít khó khăn. Do đặc trưng thể loại, ca dao bao giờ cũng nảy sinh từ một hoàn cảnh cụ thể, trong một cuộc sinh hoạt. Xung quanh việc tồn tại một bài ca dao bao giờ cũng tồn tại "cái quầng sinh hoạt" - môi trường sinh hoạt. Cho nên, một khi bị "bứng" ra khỏi "môi trường", ca dao dễ trở nên mơ hồ, khó hiểu. Trong nghiên cứu và giảng dạy ca dao, việc

dựng lại thời gian diễn xướng, không gian diễn xướng (dù là.bằng cách nào đó) cũng rất quan trọng. Nhất là với phần lớn ca dao vốn mang sẩn bảnh chất trữ tình trò chuyện như bài ca dao trên. Khi đó, chúng ta cần phải dựa vào cấu trúc ca dao, dựa vào hệ thống, cả vốn sống về một thời của dân gian; cũng có khi phải nhờ vào trí tưởng tượng.

7T

Bài ca dao trên có bản chất trữ tình trò chuyện dù ta không thây rõ lời đáp của cô gái. Nhân vật trữ tình-chàng trai trong bài ca đã kể một câu chuyện với nhiều tình tiết dường như không có thật, có lẽ chỉ để nói một điều có thật là chàng trai có nhiều cảm tình với người con gái mà chàng trai đang trực tiếp chuyện trò. Điều chàng trai muốn nói không gì khác hơn là một lời tỏ tình. Nhưng đâu dễ nói ra một điều vô cùng khó nói như vậy. Cho nên chàng trai đành chọn cách nói gần nói xa. 7T12Tvả 7T12Tlại, cả phong cách quen thuộc của người Việt Nam nhất là ở miền Bắc (có nhiều căn cứ chứng tỏ cái gốc nảy sinh bài ca dao này là ở vùng Bắc bộ); cả lối nói quen thuộc xưa nay của những lời tỏ tình trong ca dao có lẽ vẫn là cách nói lấp lửng, duyên dáng, đầy tình tứ, và đầy tính nhân văn. Có thể dẫn ra rất nhiều dẫn chứng chứng tỏ. Do vậy, cách hiểu thỏa đáng nhất về chi tiết này có lẽ là ý kiến: "cô ấy" và "em" ở đây được dùng để chỉ chung một đối tượng trữ tình người con gái mà chàng trai muốn ngỏ lời trăm năm. Còn những gì đằng sau lời ngỏ lời tha thiết ấy, hãy dành cho phần cảm nhận riêng của mỗi người.

Một phần của tài liệu tnhững tranh luận xung quanh 1tmột số bài ca dao hay và phương pháp phân tích ca dao (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)