Xác định quan hệ giữa chủ thể trữ tình và đổi tượng trữ tình

Một phần của tài liệu tnhững tranh luận xung quanh 1tmột số bài ca dao hay và phương pháp phân tích ca dao (Trang 88 - 91)

CHƯƠNG 3: NHỮNG TRANH LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG CA DAO

3.2.3.Xác định quan hệ giữa chủ thể trữ tình và đổi tượng trữ tình

3.2.3.1. Bài Trèo lên cây bưởi hái hoa....

7T

Có vẻ tương đối thống nhất khi nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chủ thể trữ tình là chàng trai và cô gái (Nếu hiểu kết cấu theo lối đối đáp). Cụ thể, bốn câu đầu là lời của chàng trai, được viết theo thể hứng: trông thấy cảnh mà nảy sinh tình. Bốn câu ca dao thể hiện tình cảm nuối tiếc, xót xa, day dứt của chàng trai khi để lỡ mất hạnh phúc của bản thân. Sáu câu sau là lời của cô gái- người phụ nữ đã có chồng. Lời của cô thể hiện nỗi đau, sự trách cứ, lời thở than. "Nhưng trách cứ mà vẫn yêu. Than thở mà vẫn chịu đựng". (Cũng có nhiều ý kiến khác nhau về mức độ tình cảm, thái độ của cô gái).

7T

Nội dung trao đổi, tranh luận nghiêng nhiều về vấn đề xác định mối quan hệ tình cảm giữa hai nhân vật trữ tình. Hai người đã yêu nhau từ trước, nay gặp lại? Hay chàng trai gặp và yêu cô gái lúc cô đã có chồng?

24T

Hoàng Tiến Tựu 7T24Tthống kê ba loại ý kiến khác nhau [235, tr. 129-137].

7T

Cách hiểu thứ nhất (cũng là cách hiểu phổ biến nhất): "Bài ca dao được coi như lời tâm sự giữa đôi trai gái yêu nhau nhưng không lấy được nhau... Khi biết tin cô gái lấy chồng, chàng trai đau khổ nhưng bất lực, chỉ biết gặp người thương để thổ lộ, giãi bày sự luyến tiếc cao độ của mình. Cách diễn đạt của mọi người cũng có nét khác nhau. Trong khi 7T24TNguyễn Xuân Kính 7T24Tcho là có sự éo le ngược đời trong việc miêu tả thiên nhiên cũng là chuyện con người "cô gái mà anh mơ ước đã có chồng rồi" [105, tr.7]. 7T24TTrịnh Hồ Khoa 7T24Tphác thảo hành động và tâm trạng chàng trai: "Chàng trai nhổ tới người yêu nay đã có chồng nên ngẩn ngơ, luyến tiếc"; và cô gái thì "... đau khổ thực sự, đau khổ không phải chỉ vì không lấy được chàng trai mà chủ yếu vì tình cảnh hiện tại... Từ nơi sâu thẳm của tâm hồn cô gái vang lên lời tố cáo mạnh mẽ..Theo ông " Đằng sau lời tố cáo ấy là niềm khát vọng thiết tha cháy bỏng về tự do hôn nhân [99, tr. 59-60].

7T

Cách hiểu thứ hai: bài ca dao là sự đối đáp tỏ tình của đôi trai gái gặp nhau, biết và cảm nhau muộn mằn - khi cô gái đã có chồng. Hoàng Tiến Tựu tổng hợp các ý kiến để thấy: lời tỏ tình chủ yếu là của chàng trai. Đó là một lời tỏ tình được thể hiện bằng một hình thức ca dao hết sức độc đáo và tinh tế. Có chung ý nghĩ như vậy, 7T24TNguyên Xuân Châu 7T24Tchỉ ra: "Đó là tâm

trạng buồn tiếc của đôi nam nữ khi họ gặp lại người mong ước, người có thể đem lại hạnh phúc cho mình, nhưng đã muộn: vì lí do nào đó cô gái đã có chồng [25, tr. 12].

24T

Lê Trường Phát 7T24Tlí giải: "Cái bên trong ấy, theo tôi, chính là tâm trạng đau xót của anh trước một sự thực quá bất ngờ, cô gái mà anh tưởng có thể kết duyên nay đã thuộc người khác"[175, tr. 12].

7T

Bên cạnh đó là những ý kiến hướng về nỗi đau của cả hai nhân vật trữ tình khi tình duyên không trọn vẹn. 7T24TLê Thanh 7T24Tnhận định một cách khái quát: "Đó là tâm 6T7Ttrạng 6T7Tcủa lứa đôi, là lời than cùa con người trước mọi- tình duyên ữắc trở" [210, tr. 12]. 7T24TNguyễn Thành Thi 7T24Tcảm nhận-bài ca dao bằng cả tấm lòng: "Mỗi lần đọc bài ca dao, tôi lại cố gắng lắng nghe, trong âm hưởng nhức nhối của nó, thêm một lần để hình dung rõ hơn, gương mặt giọng nói của hai con người, mà nỗi bất hạnh chẳng thua kém gì nhau." Chú ý cả những chi tiết về âm điệu lẫn từ ngữ, và kết cấu, tác giả phân tích bài ca một cách tinh tế và đầy cảm xúc: "Lời chàng trai là lời tiếc nuối, lời cô gái là lời giãi bày bi thương. Trong sự tương hợp của kết cấu đối đáp của bài ca dao, ta còn nghe thấy tiếng nói cảm thông cùng đôi lứa của tác giả dân gian" [217, tr. 87-88].

7T

Cũng hiểu rằng đây là lời đối đáp giữa hai nhân vật trữ tình là chàng trai và cô gái, bài của 7T24TMinh Hùng 7T24Tcó hướng kiến giải mới [90]. Có lẽ xuất phát từ đặc thù của ca dao là lời nói của những người bình dân, đứng ở góc độ của người giáo viên giảng dạy trong trường phổ thông, Minh Hùng không đồng tình cách phân tích, cảm thụ bài ca quá nghiêng về "góc độ bác học". Mượn ý của dân gian, ông phân tích một cách đơn giản : "Việc 7T25T'hái hoa', 'hái nụ'

7T25T

chính là việc đi tìm người yêu của các chàng trai xưa", 7Tvề12T 7T12Tnhân vật trữ tình- chàng trai trong bài, ông nhìn nhận: "Gặp người con gái đẹp như 7T25T'Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc’ 7T25Tnhưng khốn nỗi người con gái ấy đã có chồng rồi! Thật là tiếc lắm thay". Ông khái quát "Sự tiếc nuối của chàng trai cũng là sự 'tiếc thay' của bao trai làng với người con gái xinh đẹp nết na", 7Tvề 7Tnỗi lòng nhân vật trữ tình - người con gái, Minh Hùng cho rằng: "Việc lấy chồng 7T25T'như chim vào lồng, như cá cắn câu' 7T25Tkhông phải là nỗi đau nỗi thất vọng của người con gái mà chỉ là lối so sánh, ví von của người bình dân xưa". "Vấn đề là mọi cô gái đi lấy chồng đều so sánh như vậy, chứ không riêng gì cô này". Theo Minh Hùng, câu trả lời của cô gái "rất êm, rất tình cảm để rút lui"

7T

Kết lại, ông cho đây là câu chuyện tình cảm quen thuộc trong đời sống dân gian, kết cục bài ca có lẽ cũng nhẹ nhàng. Ông nhận xét: "Ca dao là vậy, người bình dân là vậy. Nó không có gì dằn vặt hiểm hóc, nó không là hài kịch, không là tâm sự của một người. Nó bình thường như việc 7T25T'Trèo lên cây bưởi hải hoa’ vậy". 7T25TTừ đó, ông phác họa ra hướng phân tích ca dao "Nên đặt bài ca dao trong sự suy nghĩ, lối so sánh ví von, thành ngữ của dân gian để tìm hiểu". Bởi vì "Nếu suy diễn quá nhiều, quá sâu sắc với một bài ca dao, e rằng nó sẽ mất tính dân gian"

7T

Theo chúng tôi đây cũng là một định hướng phân tích ca dao. Không phải không có những điều khá phù hợp với đặc trưng sáng tác và tiếp nhận ca dao nói riêng, VHDG nói chung.

7T

Cách hiểu thứ ba (có ít ý kiến nhất) cho rằng bài ca dao là sự đối đáp một vế là lời của cô gái với chàng trai. Cách hiểu này xác định chủ thể trữ tình chỉ là cô gái, toàn bộ bài ca là lời của cô gái với chàng trai. Hoàng Tiến Tựu đoán địiili là "Đôi trai gái yêu nhau từ trước nhưng vì lí do nào đó họ không lấy được nhau", do vậy, "cô đã chủ động gặp anh giãi bày tâm sự, chia sẻ cùng anh nỗi tiếc thương phiền muộn mà anh đã âm thầm chịu đựng, không dám nói và không thể nói thành lời".

7T

Gần đây, 7T8TLê Thu Yến 7T8Tcòn giới thiệu một cách hiểu thứ tư của một sinh viên đại học. Theo sinh viên này, toàn bộ bài ca là lời chàng trai thể hiện sự nuối tiếc, tự trách bản thân trong cảnh trái ngang. Đây là một cách hiểu mới, không phải không có cơ sở. Trong ca dao, hiện tượng nhân vật trữ tình - chàng trai than thở vì lỡ duyên không phải quá hiếm. Tuy nhiên, hiểu rằng bài ca này có kết cấu đối đáp một vế - là lời chàng trai có phù hợp, có tính thuyết phục với đa số người tiếp nhận không lại không dễ có ngay câu trả lời.

7T

Theo chúng tôi, việc một bài ca dao được hiểu theo nhiều cách khác nhau cũng là một hiện tượng thường gặp. V7Tề12T 7T12Tđiều này, chúng ta đồng ý với Phan Ngọc "Trước một áng văn chương, mỗi người có thể có cách hiểu, cách cảm nhận khác nhau, âu cũng là điều thường tình" [146, ừ. 12]. Tuy nhiên, trong trường phổ thông có lẽ nên chọn những cách hiểu có cơ sở từ đặc trưng thể loại, phù hợp với tâm lí của người Việt xưa, phù hợp cả với tâm lí tiếp nhận của người Việt nay. Lê Trường Phát trong bài viết đã nhận xét rất đúng rằng: "Ca dao

giản dị nhưng không dễ hiểu (...) tôi cho rằng muốn hiểu một bài ca cần luôn luôn bám sát thể loại của nó[175, tr. 12]. Theo Lê Trường Phát, một mặt, bài ca trên là một loại thơ trữ tình cổ điển, chỉ quan tâm xây dựng duy nhất một loại hình tượng- cảm nghĩ tâm trạng mặt khác, "đây còn là loại thơ trữ tình dân gian, nảy sinh trong môi trường hát đối đáp trai gái". Mà ương các cuộc hát như vậy, "muôn vào hát, phải thuộc lòng một lượng khá nhiều những câu hát có sẵn, khi vào cuộc chỉ cần thay đổi chút ít, còn về cơ bản, vẫn lặp lại những lời lẽ, những hình ảnh mang tính truyền thống". Điều đó một lần nữa cho thấy ca dao có tính ứng dụng cao. Ngôn ngữ của ca dao là ngôn ngữ giao tiếp và ngôn ngữ tự bạch. Do đặc điểm đó, trong khi đi tìm ý nghĩa của hình tượng nhân vật trữ tình trong ca dao, rất cần quan tâm đến việc xác định người hát là ai, hát trong cuộc hát nào, hát với ai, hát trong hoàn cảnh nào?

7T

Trong trường hợp bài ca trên,- chúng tôi thây cách hiểu thứ nhất và thứ hai có tính thuyết phục hơn. Cách hiểu thứ ba, thứ tư có lẽ chỉ hợp lí trong những cuộc hát đặc biệt.

Một phần của tài liệu tnhững tranh luận xung quanh 1tmột số bài ca dao hay và phương pháp phân tích ca dao (Trang 88 - 91)