Định hướng phương pháp xác định nhân vật trữ tình trong ca dao 3 3.1 Dựa vào đặc điểm của nhân vật trữ tình trong ca dao.

Một phần của tài liệu tnhững tranh luận xung quanh 1tmột số bài ca dao hay và phương pháp phân tích ca dao (Trang 92 - 96)

CHƯƠNG 3: NHỮNG TRANH LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG CA DAO

3.3.Định hướng phương pháp xác định nhân vật trữ tình trong ca dao 3 3.1 Dựa vào đặc điểm của nhân vật trữ tình trong ca dao.

3.3.1. Dựa vào đặc điểm của nhân vật trữ tình trong ca dao.

3.3.1.1.Trong ca dao, nhân vật trữ tình mang tính khái quát đậm hơn tính cá

thể.

7T

Đặc trưng của VHDG nói chung ca dao nói riêng thường có tính khái quát.

7T

Ta thấy, ca dao có một số loại nhân vật nhất định. Nhân vật này tiêu biểu cho từng loại người trong xã hội: chàng trai, cô gái, người mẹ, người vợ, người nông dân, nhân vật "cậu cai", người lính thú... 7Tsố42T 7T42Tlượng nhân vật không nhiều nhưng quen thuộc, lặp đi lặp lại trong

nhiều tác phẩm.

7T

Những nhân vật này đều mang tính chất chung, tiêu biểu, phổ biến, không có tính cá thể. Theo Hêghen "Bài hát dân gian dù có biểu hiện một nội tâm cô đọng nhất cũng không cho ta thây, qua cái biểu hiện ấy, một cá nhân riêng biệt"[71]. Do vậy, khi phân tích ca dao nên dừng lại ở một điểm nhất định chứ không nên phân tích quá cụ thể. Bởi vì như vậy dễ rơi vào suy diễn.

7T

Những đặc điểm của nhân vật trữ tình thể hiện ở các bài ca dao thường tiêu biểu cho một lớp người hơn là tính cách cá nhân. Hêghen cho rằng: ở đây (ca dao) "cá nhân còn gắn bó không tách rời với cộng đồng (...) và chỉ là, với tư cách là chủ thể trữ tình, cái tiếng nói qua đó biểu hiện cảm hứng trữ tình của đời sông dân tộc" [71]. 7T8TĐặng Văn Lung 7T8Tcũng nhận xét: "Ca dao không mổ xẻ, khám phá những tâm trạng riêng, không nói bằng cách nói cá biệt. Người sáng tác ca dao nói như tập thể nói, vận dụng hình ảnh như tập thể đã vận dụng, sử dụng ước lệ tập thể đã công nhận. Cái đẹp của câu ca dao chỉ có khi nó thỏa mãn thị hiếu và tình cảm của tập thể[131, tr 66-67]. Nói cách khác, "ca dao thường nhằm hướng về sự phản ánh những tình cảm chung, những tâm trạng phổ biến của nhiều người trong nhân dân" [240, 181] hơn là những tình cảm của cá nhân.

7T

Cũng chính vì tính khái quát lấn át tính cá thể nên qua ca dao ta không chỉ thây những tâm sự của những con người cụ thể, mà dường như thấy "tiếng lòng" của cả một tầng lớp nhân dân lao động.

7T

Điều đó lí giải tại sao tâm trạng nhân vật trữ tình trong ca dao thường có tính phổ biến. Mỗi người khi đọc ca dao thường chọn những câu hợp với tâm trạng, cảnh ngộ của lòng mình. Ca dao trở thành tiếng nói thiết tha, chung đức biết bao tâm sự nhân gian. Điều đó khiến cho bất cứ người nào cũng có thể dùng ca dao như là tiếng nói cất lên bởi chính lòng mình, tâm tư của mình, cảm xác của mình. Ca dao luôn gợi trong lòng người đọc cảm giác gần gũi, thân thuộc tựa7T8T7T8Tnhư tình đất, tình quê gắn bó vô cùng. Xuân Diệu có một nhận xét tinh tế: "Cái hay cái sâu sắc của ca dao chỉ lộ ra được hết khi ta sống với, khi ca dao làm thành không khí ta thở, ca dao quyện làm một với nét mặt những nhà cửa, chòm xóm, làng mạc, khi ca dao cất lên rất trữ tình một cách hồn nhiên; ca dao đã thành một cái điệu của tâm hồn cảnh vật và tâm hồn người" [39, tr. 245]. Song cũng chính vì lẽ đó, việc xác định nhân vật trữ tình trong ca dao không phải lúc nào cũng đơn giản. Một khi hiểu và xác định nhân vật trữ tình là ai, nội dung tiếng hát của nhân vật trữ tình là gì, có thể giúp cho người đọc hiểu đúng giá trị, vẻ đẹp của bài ca dao. Ngược lại, việc xác định không chính xác, hoặc ngộ nhận sẽ dẫn tới việc hiểu không đúng về bài ca.

7T

Thực tế cho thấy rất nhiều tranh luận trên văn đàn bao nhiêu năm qua chủ yếu xoay quanh việc xác định nhân vật trữ tình.

7T

Theo chúng tôi, về mặt lí thuyết, một cách khoa học, ta không nên võ đoán, trái lại nên có cách nói dè dặt, chừng mực khi xác định nhân vật trữ tình trong ca dao. Nói cách khác, không nên khuôn hẹp chủ thể trữ tình của tác phẩm, mà nên có hướng "mở" cho hình tượng nghệ thuật trong một thể loại VHDG vốn có cách diễn đạt đa nghĩa và theo lí thuyết tiếp nhận cho phép có nhiều cách hiểu khác nhau là ca dao.

7T

Cần thấy rằng, một đặc trưng của ca dao là tính "mù mờ" về nghĩa. Ca dao lại là phần lời của dân ca - một thể loại dành cho các cuộc hát. Trong sinh hoạt dân gian đó, bất cứ ai cũng có thể chọn một bài hát có vẻ chung cho mọi người thành bài hát riêng của mình. Thế mà những bài ca như thế nghe trong từng trường hợp vẫn âm vang những nét tâm trạng "rất riêng" của nhân vật trữ tình cũng có thể là người hát một cách chân thật.

7T

Thực tế ca dao cũng chứng tỏ: tính khái quát đậm hơn tính cá thể. Các tâm trạng được mô tả trong ca dao thường có tính phổ biến. Thường gặp trong ca dao tâm trạng chung của những Người Mẹ, người Con; chàng trai, cô gái... Do đó, một mặt, khi phân tích, ta nên đặt nhân vật trữ tình trong hệ thống nhân vật để hiểu chính xác hơn, rõ ràng hơn; mặt khác lại phải đi tới chỗ khái quát: nhân vật trữ tình của bài ca dao tiêu biểu cho loại nhân vật trữ tình nào?

3.3.1.2.Trong ca dao chủ thể trữ tình đồng nhất vối nhân vật trữ tình.

7T

Trong thơ trữ tình, chủ thể trữ tình có thể là tác giả, nhưng thường là nhân vật trữ tình khác tác giả. Chẳng hạn trong thơ của Tố Hữu, chủ thể trữ tình là Tố Hữu có khi khác với nhân vật trữ tình- những Mẹ Tơm, bà Bầm, bà Bủ, chị Lý...

7T

Trong ca dao, bởi vì bản thân nhân dân là người sáng tác, hoặc chọn hát lên những câu ca phù hợp với mình, nên chủ thể trữ tình thường đồng nhất với nhân vật trữ tình. Ta thường gặp tiếng hát của người phụ nữ hay người lính thú với những nỗi niềm chung tiêu biểu cho loại nhân vật ấy; hoặc nhân danh người Mẹ, người lính thú, nhân vật trữ tình "nhập vai" nói lên những nỗi niềm tâm sự. Có thể nói, đây chính là yếu tố có tính truyền thống của văn học dân gian.

3.3.1.3. Trong ca dao, nhân vật trữ tình thường tâm tình,trò chuyện

7T

Ca dao thường thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể trữ tình và đối tượng trữ tình . Chẳng hạn, các bài ca có nhân vật trữ tình là người phụ nữ thường được diễn tả theo lối đối đáp. Khi

đó, nhân vật trữ tình được thể hiện khi đặt trong quan hệ với người khác. Ngay cả khi họ hát một mình, tính trò chuyện vẫn còn. Ta có thể thấy những khúc ca dao trong đó nhân vật tự trò chuyện, hay trò chuyện trong tâm tưởng, hoặc tự đối thoại với chính mình. Hầu như bài ca dao nào cũng thấy thấp thoáng nhân vật thứ hai. Thành ra, trong ca dao bao giờ cũng có bên nói - bên nghe; có đưa qua - đẩy lại.. .vấn đề "tâm cảnh" thường được đặt ra rất rõ nét. Qua đó, ca dao gợi ra những nét phẩm chất rất đẹp của hình tượng nhân vật trữ tình ( chẳng hạn:ở những người phụ nữ trong ca dao là tính "vị tha", sự quên mình vì người khác).

7T

Đây chính là một nét đặc trưng có tính truyền thống của ca dao nói riêng, VHDG nói chung.

7T

Trong ca dao, đối tượng trữ tình thường xuất hiện ngay. Cũng có khi qua tiếng gọi; qua hệ thông đại từ, hoặc lời đối đáp. 6T7T"Con ơi nhớ lấy câu này. Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan"..hoặc "Ai làm cho bướm lìa hoa. Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng"...

7T

Do vậy, khi đọc ca dao người ta thường xác định nhân vật trữ tình trò chuyện với ai, nói với ai.

7T

Việc xác định nhân vật trữ tình thường thông qua hệ thống đại từ. Trong ca dao, có những đại từ có thể được hiểu theo nhiều cách. Đó có thể là chàng trai (nam) hay cô gái (nữ) hay bất cứ người nào đều được. Ngay cả cách xưng hô của các nhân vật trữ tình trong ca dao cũng thường không nói lên đặc điểm gì về tên tuổi hoàn cảnh riêng của nhân vật. Thông thường ca đao dùng những đại từ để chỉ người như: 6T7Tchàng - nàng; em - anh; cô - anh;6T7T... Thậm chí khi nhân vật có tên cụ thể: “cô 6T7TMơ”, "cô Mận", "cô Đào"; 6T7Thay 6T7T"anh Hai", "anh Ba", "anh Tư", 6T7Tthì những cái tên đó cũng lại mang nghĩa chung, nói về một loại người nào đó hơn là dùng để gọi tên riêng. Nói cách khác, ca dao thường dùng những cái tên mang tính chất ước lệ, phiếm chỉ hơn là những cái tên cụ thể, riêng tư. Những đại từ mang tính phiếm chỉ được sử dụng rất nhiều trong ca dao. Thường gặp nhất là đại từ phiếm chỉ "ai". Chẳng hạn "Ai6T7Tđi muôn dặm non sông, để ai chất chứa sầu đong vơi đầy",,.. 6T7TBên cạnh đó là các đại từ 6T7T" đó - đây", "mình 6T7T- ta", 6T7T"thiếp -chàng"... Một số 6T7Thình ảnh vốn có tính ẩn dụ như "mận - 6T7Tđào", "thuyền - bến", "loan - phượng"... 6T7Tcũng được sử dụng để thể hiện một số loại nhân vật trữ tình trong ca dao.

7T

Theo chúng tôi, khi phân tích ca dao, trước hết, cần xác định nhân vật trữ tình, sau đó xác định đối tượng trò chuyện, tâm sự của nhân vật trữ tình.

7T

Trong phân tích ca dao, một vấn đề có tính phương pháp là không nên đi quá sâu và quá tỉ mỉ vào việc xác định xem lời nói của nhân vật trữ tình trong ca dao là của đối tượng cụ thể nào; trái lại cần nhận diện đó là “nỗi niềm” của một loại nhân vật trữ tình tiêu biểu cho

một lớp người nào đó trong xã hội, cũng có khi là "nỗi niềm " ngân nga của cả một thế giới - thế giới " 7T8TCon người".

Một phần của tài liệu tnhững tranh luận xung quanh 1tmột số bài ca dao hay và phương pháp phân tích ca dao (Trang 92 - 96)