CHƯƠNG 3: NHỮNG TRANH LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG CA DAO
3.2.1 Xác định nhân vật trữ tình là ai?
3.2.1.1 Bài Đứng bên ni đồng...
7T
Có hai loại ý kiến khác nhau về nhân vật trữ tình của bài ca.
7T
Thứ nhất, bài ca chủ yếu nói về tình yêu quê hương đất nước. Tiêu biểu là bài viết của
7T24T
Lê Trí Viễn 7T24T[269, tr. 149-151]. Theo ông, hình ảnh của nhân vật trữ tình là cô em 6T7T"như chẽn lúa đòng đòng, phất phơ dưới ngọn nắng hồng buổi mai". 6T7TLời bình cho thấy tác giả bài viết cảm nhận rất rõ cái hồn của bài ca dân gian: "Không còn cánh đồng rộng mút mắt. Chỉ còn hình tượng một người con gái nông thôn khoe mạnh, đang sức lớn, sức xuân phơi phới, hồ hởi vui tươi, yêu đời và yêu cuộc sống". Từ đó tác giả kết luận: "Tình yêu thiên nhiên, đất nước, tình yêu người, yêu đời, yêu cuộc sống trong câu ca dao này sao mà hài hòa đẹp đẽ ".
7T
Bên cạnh đó, Hoàng Tiến Tựu cho rằng : "Bài ca có hai cái đẹp: cái đẹp của cánh đồng và cái đẹp của cô gái thăm đồng" [235, tr. 70-72]. Hoàng Tiến Tựu nghiêng về hướng xác định nhân vật trữ tình- người quan sát, miêu tả vẻ đẹp của cánh đồng cũng như vẻ đẹp của cô gái -chính là cô gái, người đang đi thăm đồng. Ông cảm nhận: "ở hai câu cuối, cô gái tập trung ngắm nhìn, quan sát và đặc tả riêng một 6T7T'chẹn lúa đòng dòng' 6T7Tvà so sánh với bản thân mình một cách rất hồn nhiên".
7T
Tương tự, một số nhà nghiên cứu xác định: 7T8Tchủ thể trữ tình là cô gái. 7T8TNhư vậy, bài ca là lời ngợi ca vẻ đẹp trù phú của cánh đồng do bàn tay lao động của con người tạo ra. V7Tẻ12T7T12Tđẹp của con người hòa hợp trong vẻ đẹp của cánh đồng, vẻ đẹp đầy sức sống.
7T
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng việc tả cảnh thiên nhiên chỉ là cái cớ để tác giả dân gian thể hiện tình yêu đôi lứa. Bài ca có lẽ là bài hát giao duyên. Tiêu biểu 7T8TNguyễn Đổng Chi, Ninh Viết Giao 7T8T[63, tr. 367], 7T8TVũ Ngọc Phan 7T8T[173, Tr. 276] xếp bài ca vào mục "Tình yêu nam nữ".
7T
Khác với Lê Trí Viễn , nhiều nhà nghiên cứu, nhà giáo xác định: chủ thể trữ tình của bài ca là một chàng trai.
7T
Tiêu biểu là Trương Xuân Tiếu, Thông qua việc khảo sát hệ thống ngôn từ và tìm hiểu cách diễn xướng của bài ca dao 6T7TĐứng bên ni đồng..., 6T7Tông cho rằng "bài ca là lời một chàng trai bình dị, thông minh, đa tình, yêu đời, yêu cuộc sông". Từ cảm nhận về nhân vật trữ tình trong một bài dân ca tương tự- bài "Cò lả", Trương Xuân Tiếu suy luận để xác định "...chàng trai trong bài ca dao ‘6T7TĐứng bên ni đồng’ 6T7Tcũng từ hướng tầm nhìn của "em" để ngắm nhìn cái rộng lớn mênh mông vô tận của của cánh đồng, để rồi cũng bất ngờ chàng trai ngắm nhìn và phát hiện ra vẻ đẹp của 6T7T'thân em' 6T7Ttrước 6T7T'nắng hồng ban ma’ 6T7T[227, tr.49-52].
7T
Trong cuốn sách 7T8TNgữ văn 6T8T7, 6T7Tphần hướng dẫn giảng dạy, 7T8TBùi Mạnh Nhị 7T8Tcũng gợi ra hai cách hiểu về nhân vật trữ tình của bài ca. Thứ nhất, bài ca là lời của chàng trai. Một mặt thấy cánh đồng 6T7T"mênh mông bát ngát”, 6T7Tmặt khác bất chợt nhìn thấy vẻ đẹp mảnh mai, trẻ trung đầy sức sống cùa cô gái, chàng trai đã cất lời ngợi ca cánh đồng, cũng là ngợi ca vẻ đẹp của cô gái. Có thể đây là cách bày tỏ tình cảm với cô gái của chàng trai. Theo Bùi Mạnh Nhị cần chú ý nghệ thuật so sánh : giữa cô gái và 6T7T"chẽn lúa đòng đòng", "Ngọn nắng hồng ban mai 6T7Tcó sự tương đồng ở nét trẻ trung phơi phới và sức sông đang xuân. Đi xa hơn, ông còn hướng dẫn cảm thụ vẻ đẹp của cô gái như vẻ đẹp của con người lao động -người làm nên vẻ đẹp của cánh đồng. Thứ hai, ông cũng dẫn ý kiến của Trần Thị An, nói về một cách hiểu khác, cho Mi là lời của cô gái. Trước cánh đồng rộng lớn mênh mông, cô gái nghĩ về thận phận mình. Nỗi lo lắng của cô gái thể hiện rõ nhất ở từ 6T7T"phất phơ" 6T7Tvà ở sự đối lập: "Nắng sớm thì đẹp nhưng cánh đồng thì rất rộng mà chẽn lúa thì nhỏ nhoi, vô định giữa một biển lúa không bờ. Chẽn lúa phất phơ trong cánh đồng quá rộng này cũng như dải lụa đào phất phơ giữa chợ, không biết số phận mình sẽ được an bài như thế nào đây?" [179, tr. 43-44].
8T
Chúng 8T24Ttôi 7T24Tnhận thấy, khi đặt ca dao vào hệ thống, xem xét tính truyền thông của ca dao, nhất là ca dao trữ tình, các tác giả dân gian thường dùng cách nói xa, nói gần...cuối cùng nói lên đúng cái điều mà mình ấp ủ trong lòng - cái tình. Đó là cách nói giàu hình ảnh, táo bạo, chân thành, tình tứ nhưng cũng rất ý nhị duyên dáng. Do vậy, đúng hơn nên hiểu rằng bài ca là lời tâm sự của chàng trai, thể hiện sự khám phá của mình về vẻ đẹp của cô gái.
7T
Hiểu như vậy thì đôi tượng trữ tình trung tâm của bài ca có lẽ là vẻ đẹp của người con gái.