- 7TXác định tác phẩm ấy xuất hiện đầu tiên ở đâu và về sau đã được in trong các cuốn sách nào, sự xác định thể loại trong các cuốn sách ấy ra sao?
- 7TNgoài ra cũng cần dựa vào những hồi kí, những chân dung văn học, những tư liệu đa dạng khác để có thêm căn cứ xác định. Công việc này, hiện nay, chúng ta làm chưa được nhiều. Phần lớn chúng ta mới chỉ dựa vào những cuốn sách, những tập 7T19TSƯU 7T19Ttầm xuất bản từ từ sau năm 1945 đến nay. Trong tương lai, công việc này cần làm tốt hơn để tạo điều kiện cho công tác nghiên cứu và giảng dạy.
1.3.2.Xác định quá trình dân gian hóa.
7T
Đối với những tác phẩm đầu tiên vốn là thơ sau đó được dân gian hóa trở thành ca dao, cần tìm hiểu vì sao nó được dân gian hóa và quá trình dân gian hóa của nó đã diễn ra như thế nào.Thông thường có hai trường hợp: về nguồn gốc, tác phẩm có thể có nguồn gốc thành văn nhưng đã sống đời sống ca dao; hoặc về đời sống, tác phẩm có đời sống ca dao nhưng vốn có
nguồn gốc là thành văn. Tiêu chí để xét là: tác phẩm có phong cách ca dao hay không .Nếu đúng theo thể loại, 7T19Tsẽ 7T19Tcó hai trường hợp. Nếu tác phẩm không được lưu truyền truyền miệng thì được gọi là ca dao thành văn, nếu tác phẩm được lưu truyền truyền miệng thì gọi là ca dao dân gian.
1.3.3.Xác định những yếu tố"chệch " hệ thống
7T
Đối với các tác phẩm tuy 7T19Ttrong một số sách sưu tầm xem là ca dao nhưng có những nghi ngờ về thể loại đặt 7T19Tra; bản thân tác phẩm có những vấn đề "chệch" hệ thống ca dao thì cần làm sáng tỏ. Nói cách khác, phải đưa tác phẩm vào môi trường diễn xướng, quan sát đời sống tác phẩm trong dân gian, tìm bằng chứng để chứng tỏ tác phẩm là ca dao hay thơ. Có thể thông qua các khảo sát điền dã, hoặc bản thân quan sát việc sử dụng của nhân dân; cũng có thể thông qua các bài bút kí, phóng sự... Khi đó, cần cân nhắc để khẳng định thể loại của bài ca. Nếu bài ca có " lạc" hệ thống một chút nhưng người hát, người sử dụng vẫn chấp nhận, nghĩa là nó có đời sống truyền miệng thì xem là ca dao. Ngược lại thì trả về cho văn học viết.
7T
Để làm sáng tỏ những vấn đề nói trên, phải dựa vào đặc trưng thể loại, dựa vào thi pháp ca dao. Đáng tiếc là, mặc dù những năm gần đây vân đề thể loại và thi pháp ca dao đã được chú ý nhiều, một số công trình chất lượng đã xuất hiện, nhưng chúng ta vẫn chưa có hệ thống công trình cơ sở đủ cho phép dựa vào đó để làm sáng tỏ các vấn đề cụ thể của đề tài. Bởi vậy, các nhà nghiên cứu, các giáo viên cần chú ý tìm hiểu thêm những vân đề này. Việc đặt tác phẩm vào các hệ thống của ca dao là vấn đề phương pháp luận rất quan trọng để xác định thể loại tác phẩm. Ca dao có hệ thống chủ đề, hệ thống nhân vật, hệ thống các yếu tố phong cách và ngôn ngữ riêng. Đặt tác phẩm vào các hệ thống ca đao, tức là ta đã lấy cái chung để hiểu cái riêng, từ đó có thể xác định được thể loại bài ca. Yêu cầu này đòi hỏi giáo viên, người nghiên cứu phải có "vốn" ca dao phong phú, sâu sắc.