Cơ sở pháp lý liên quan tới hoạt động đấu thầu xây lắp 1 Quá trình hình thành quy chế đấu thầu ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu Đấu thầu quốc tế trong xây lắp ở Việt Nam thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả (Trang 42 - 46)

1. Quá trình hình thành quy chế đấu thầu ở Việt Nam:

Đầu những năm 1990, trong số những văn bản quản lý đầu t xây dựng đã có “Quy chế Đấu thầu trong Xây dựng” (Ban hành kèm theo Quyết định của bộ trởng bộ Xây dựng số 24/BXS-VKT ngày 12/02/1990). Đây là quy định về đấu thầu trong xây dựng các công trình (trừ các công trình bí mật quốc gia) thuộc các nguồn vốn ngân sách và ngoài ngân sách (vốn phát triển sản xuất của đơn vị cơ sở, vốn vay...) của các tổ chức nhà nớc. Kết quả của mỗi cuộc đấu thầu là hợp đồng kinh tế giữa bên mời thầu và đơn vị trúng thầu đã đợc ký kết.

Tiếp theo đó, cuối năm 1992, lần đầu tiên Thủ tớng Chính phủ ban hành một quy định mang tính chất quy định đấu thầu đối với máy móc thiết bị nhập khẩu bằng nguồn vốn ngân sách nhà nớc. Đó là quyết định 91TTg, 13/11/1992 và kèm theo là Quy định về quản lý nhập khẩu máy móc, thiết bị đợc thực hiện theo một trong hai phơng thức sau:

+ Đấu thầu mở rộng hay đấu thầu hạn chế.

+ Mua bán trực tiếp thông qua gọi chào hàng cạnh tranh.

Quyết định 91TTg phân cấp phê duyệt đề nghị nhập khẩu máy móc thiết bị toàn bộ theo 3 bớc:

+ Nếu vốn đầu t của dự án dới 5 triệu USD thì do Bộ Thơng mại phê duyệt sau khi có ý kiến của cơ quan chủ quản và Bộ Tài chính;

+ Nếu trị giá vốn đầu t từ 5 triệu USD đến 10 triệu USD thì do Hội đồng thẩm định Nhà nớc phê duyệt (Chủ tịch hội đồng là Bộ trởng Bộ Thơng mại, các thành viên là đại diện các Bộ, cơ quan liên quan);

+ Nếu giá trị vốn đầu t trên 10 triệu USD thì Thủ tớng Chính phủ phê duyệt trên cơ sở đề nghị của Hội động Thẩm định nhà nớc;

Trên cơ sở kết quả đợc phê duyệt, Bộ Thơng mại sẽ cấp giấy phép nhập khẩu cho Hợp đồng máy móc, thiết bị theo từng chuyến hàng nhập phù hợp các điều kiện của hợp đồng đã đợc phê duyệt.

Vào tháng 3/1994 bộ Xây dựng đã ban hành “ Quy chế Đấu thầu xây lắp” (Quyết định số 60/BXD-VKT) để thay cho “Quy chế đấu thầu trong xây dựng” trớc đây (quyết định số 24/BXD-VKT). Theo đó tất cả các công trình xây dựng thuộc sở hữu nhà nớc (bao gồm các nguồn vốn ngân sách nhà nớc, vốn tín dụng, vốn tự bổ xung của các doanh nghiệp nhà nớc) đều phải thực hiện theo đấu thầu. Phơng thức chọn thầu hoặc chỉ định thầu chỉ đợc áp dụng cho các công trình thuộc bí mật quốc gia, nghiên cứu thử nghiệm, có yêu cầu cấp bách do thiên tai địch hoạ, có giá trị xây lắp nhỏ hơn 100 triệu đồng, một số công trình đặc biệt đợc Thủ tớng Chính phủ cho phép.

Trong quá trình thực hiện đấu thầu, sử dụng Hội đồng xét thầu quy định chỉ có hai hình thức đấu thầu là rộng rãi và hạn chế. Kết quả của mỗi cuộc đấu thầu là Hợp đồng xây lắp giữa đơn vị trúng thầu và chủ đầu t đợc ký kết.

Các quy định liên quan tới đấu thầu nói trên mới đề cập tới hai lĩnh vực mua sắm là Xây lắp và Thiết bị.

Đến tháng 4/1994 với quyết đinh 183TTg của Thủ tớng Chính phủ (ngày 16/4/1994) thì việc quy định về đấu thầu đã bao quát mọi lĩnh vực mua sắm. Đây có thể coi là quy chế đấu thầu đầu tiên (theo nghĩa đã bao quát đầy đủ các lĩnh vực mua sắm) của Việt Nam. Từ đó Quy chế Đấu thầu tiếp tục đ- ợc hoàn thiện, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế của đất nớc.

Trong quy chế đấu thầu (lần 1) với Quyết đinh 183 TTg quy định các dự án dùng vốn của nhà nớc (bao gồm vốn ngân sách, vốn vay, vốn viện trợ n- ớc ngoài và vốn của nhà nớc ở các doanh nghiệp) phải qua đấu thầu. Kết quả đấu thầu của các dự án dùng vốn Nhà nớc có vốn đầu t từ 100 tỷ đồng trở lên (tơng đơng 10 triệu USD) phải thông qua hội đồng xét thầu quốc gia thẩm định để thủ tớng chính phủ xem xét, phê duyệt. Chủ tịch Hội đồng xét thầu quốc gia là Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nớc (sau là Bộ trởng bộ Kế hoạch và Đầu t)và các thành viên là Thứ trởng thuộc các Bộ liên quan.

Qua thực hiện, một số vớng mắc đã đợc ghi nhận và bổ sung vào các quy định của Quy chế đấu thầ ban hành kèm theo Nghị định 43/CP (1996) và NĐ 93/CP (1997). Đây đợc coi là Quy chế Đấu thầu lần 2. Theo đó các dự án có các doanh nghiệp nhà nớc tham gia vốn từ 30% trở lên, lựa chọn đối tác thực hiện dự án đều phải thực hiện theo Quy chế Đấu thầu. Tuy nhiên, thay vì các Hội đồng Xét thầu trớc đây (quy định trong 183TTg) thì sử dụng các tở chuyên gia giúp việc đấu thầu và ý kiến thẩm định của cơ quan chức năng. Điều quan trọng là bắt đầu từ Quy chế lần 2, gói thầu (một thuật ngữ mới) đã trở thành một đối tợng quản lý của công tác đấu thầu.

Qua hai năm thực hiện quy chế đấu thầu lần 2, một số vớng mắc trong thực tế và sự biến động của nền kinh tế đã đòi hỏi phải có những quy định phù hợp hơn và tiến bộ hơn trong Quy chế Đầu thầu. Do vậy, Nghị định 88/1999/NĐ-CP, ngày 1-9-1999 và đợc bổ sung bởi Nghị định 14/2000/NĐ- CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ đã đợc ban hành với quy chế đấu thầu đợc coi là lần 3. Theo đó các thuật ngữ đợc đề cập khá phong phú và đợc định nghĩa một cách đầy đủ. Trình tự đấu thầu đợc tăng cờng hơn. Những quy định mang tính định lợng đã xuất hiện nh quy định các khoảng thời gian tối thiểu hoặc tỗi đa cho các công đoạn, cho mỗi quy trình thực hiện đấu thầu. Phơng pháp đánh giá đợc quy định rõ ràng và mang tính thuyết phục. Đặc biệt quy định về đấu thầu đối với các gói thầu quy mô nhỏ để phù hợp với yêu cầu của thực tế đã thực sự là một trong những thành công của Quy chế đấu thầu.

So với nhiều nớc, nhiều tổ chức quốc tế, công tác đấu thầu ở Việt Nam vẫn còn mới mẻ. Kể từ khi có Quy chế lần 1 tới nay, cũng chỉ qua một thời gian ngắn. Những mặt đợc và tồn tại của Quy chế theo thời gian ngày càng bộc lộ rõ nét hơn, do vậy các quy định đấu thầu cần đợc hiệu chỉnh, nâng cấp. Theo hớng này, chắc chắn chúng ta sẽ ban hành quy chế đấu thầu mới nhng đợc hoàn thiện hơn, phủ hợp hơn. Mặt khác, việc nâng mức độ pháp lý của các quy định về đấu thầu dới dạng Pháp lệnh hoặc Luật đấu thầu ở Việt Nam là điều chắc chắn sẽ xảy ra, cũng tơng tự nh ở nhiều nớc khác trên thế giới.

2. Một số nghị định và thông t liên quan đến hoạt động đấu thầu ở Việt Nam: Việt Nam:

Từ năm 1987, Quyết định 217/HĐBT lần đầu tiên đa ra một số điều quy định về đấu thầu, nhng không có văn bản hớng dẫn cụ thể nên việc áp dụng và hiệu quả đấu thầu lúc đó là không đáng kể. Qua nhiều lần ban hành vác văn bản pháp quy của Chính phủ và Bộ xây dựng, cơ chế đấu thầu ngày càng đợc hoàn thiện. Cho nên, cơ chế đấu thầu hiện tại đã chặt chẽ hơn, cụ thể hơn trớc và phù hợp với thực tế của tình hình mới. Quy chế đấu thầu mới đã tạo ra

môi trờng cạnh tranh thông thoáng bình đẳng gữa các nhà thầu, nhng vẫn đảm bảo sự quản lý nhà nớc chặt chẽ: phân định rõ phạm vi, đối tợng áp dụng, các loại hình và phơng thức đấu thầu, trách nhiệm của các bên liên quan...đặc biệt là để phù hợp với thông lệ quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, quy chế đấu thầu mới đã áp dụng đấu thầu quốc tế cho các công trình có vốn tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế. Chính vì vậy, hoạt động đấu thầu ở

Một phần của tài liệu Đấu thầu quốc tế trong xây lắp ở Việt Nam thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w