Nên xóa bỏ hình thức lựa chọn nhàthầu bằng phơng thức đấu thầu hạn chế.

Một phần của tài liệu Đấu thầu quốc tế trong xây lắp ở Việt Nam thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả (Trang 92 - 95)

I. Triển vọng áp dụng đấu thầu quốc tế tại Việt Nam:

2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả:

2.1.4. Nên xóa bỏ hình thức lựa chọn nhàthầu bằng phơng thức đấu thầu hạn chế.

thức đấu thầu hạn chế.

Một trong những vấn đề cần đợc xem xét lại trong quy chế đấu thầu là hình thức lựa chọn nhà thầu bằng phơng thức đấu thầu hạn chế. Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu (tối thiểu là 5, với gói thầu nhỏ tối thiểu là 3 nhà thầu) có đủ năng lực tham dự. Danh sách nhà thầu tham gia phải đợc ngời có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận. Hình thức này chỉ đợc xem xét áp dụng khi có một trong các điều kiện sau: (1) chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng đợc yêu cầu của gói thầu; (2) các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế; (3) do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế. Khi xem xét các điều kiện áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế về mặt lý luận ta thấy:

điều kiện thứ nhất là không phù hợp vị đã ít nhàthầu đáp ứng thì chúng ta lại càng phải đấu thầu rộng rãi để thông tin trên phơng tiện thông tin đại chúng huy động hết các nhà thầu có khả năng tham gia, trong khi đó đấu thầu rộng rãi không quy định mức tối thiểu, nh vậy gặp khó khăn trong đấu thầu nếu không đảm bảo mức tối thiểu này. Qua đó có thể khẳng định điều kiện này không cần có. Đối với điều kiện thứ hai, tôi thấy điều kiện này đã đợc nêu rất cụ thể trong điều 2 của quy chế đấu thầu (phần phạm vi và đối tợng áp dụng); mặt khác, nếu đa điều kiện này để áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế thì khó thực hiện. Ví dụ, các dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ, vốn vay ODA của các tổ chức quốc tế hoặc của nớc ngoài yêu cầu đấu thầu chỉ các nhà thầu quốc tế, đặc biệt là chỉ các nhà thầu của chính nớc tài trợ, cho vay thì các nhà thầu mà tham gia tại nớc ta đạt mức tối thiểu là không khả thi. Nh vậy điều kiện này không cần đa ra. Điều kiện thứ ba quy định khá chung chung. “Có lợi thế” có thể hiểu tổng hợp là kinh tế xã hội...; có thể hiểu cụ thể là thời gian, lao động, môi trờng... nh vậy chỉ cần có thể hiểu theo bất cứ lợi thế nào là có thể dùng hình thức đấu thầu hạn chế. Đấu thầu hạn chế theo điều kiện này là thủ tiêu cạnh tranh, kém tính công bằng, vi phạm mục tiêu của nhà nớc...vì vậy chúng ta nên xoá bỏ hình thức lựa chọn nhà thầu bằng phơng thức đấu thầu hạn chế.

Theo các báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu năm 2000 và năm 2001 của Văn phòng Xét thầu quốc gia thuộcBộ Kế hoạch và Đầu t thì hình thức đấu thầu hạn chế đang đợc áp dụng nhiều, chiếm đa số ở các ngành và địa phơng. Trong quá trình tổ chức đấu thầu áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế, việc lựa chọn các nhà thầu không thể khẳng định là không có sự sắp đặt từ trớc, quy định điều kiện chủ có lợi cho một nhà thầu nào đó. Do vậy, hiệu quả đạt đợc không cao, đồng thời đây là kẽ hở dễ tạo ra các hiện tợng tiêu cực. Chẳng hạn trong 6 tháng đầu năm 2000: tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện 51 gói thầu trong đó có 29 gói chỉ định thầu còn lại phần lớn là đấu thầu hạn chế; thành phố Hồ Chí Minh thực hiện 213 gói trong đó có 156 gói chỉ định

thầu, 54 gói đấu thầu hạn chế và 3 gói tự thực hiện; thành phố Hải Phòng thực hiện 38 gói thầu nhng chỉ có 1 gói thầu rộng rãi, 20 gói thầu chỉ định và 17 gói thầu hạn chế. Năm 2001, theo báo cáo nhanh của Văn phòng xét thầu- Bộ Kế hoạch và Đầu t, lĩnh vực đấu thầu đã đợc mở rộng. Trong hình thức lựa chọn nhà thầu, đấu thầu rộng rãi chiếm tỷ lệ 13,6%; đấu thầu hạn chế chiếm tỷ lệ 27,7% ; chỉ định thầu và tự thực hiện chiếm tỷ lệ 51,4% các thức còn lại chiếm tỷ lệ 7,3%. Nh vậy trong khi quy chế đấu thầu khuyến khích áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi thì trên thực tế số gói thầu thực hiện đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu lại chiếm một tỷ lệ cao (tới 79,1%), đặc biệt các dự án nhóm C tỷ lệ này là 81%, các dự án nhóm A có tỷ lệ số gói thầu hạn chế và chỉ định thầu thấp nhất (58,9%). Về kết quả đấu thầu bình quân tiết kiệm đợc 6,5%. Các gói thầu do thủ tớng chính phủ phê duyệt kết quả đấu thầu có mức tiết kiệm cao nhất (17,02%), tiếp đến là các gói thầu thuộc các dự án liên doanh do bộ Kế hoạch và Đầu t thỏa thuận (13,2%), thứ 3 là các gói thầu thuộc các dự án liên doanh do các bộ ngành và địa phơng thoả thuận (10,1%). So sánh các hình thức lựa chọn nhà thầu thì mức tiết kiệm cao nhất là đấu thầu rộng rãi, rồi đến chào hàng cạnh tranh, tiếp đến là đấu thầu hạn chế. Các ngành các địa phơng vẫn lạm dụng việc sử dụng hình thức đấu thầu hạn chế (đối với các gói thầu thuộc dự án nhóm B, C) là nguyên nhân dẫn đến giảm tính cạnh tranh trong đấu thầu, tạo điều kiện co các hành động tiêu cực nh thông thầu, đấu thầu giả vờ...ví dụ điển hình là tình hình thực hiện quy chế đấu thầu ở tỉnh Hà Tây. Năm 2001, tổng số gói thầu 150 gói, trong đó đấu thầu hạn chế 145 gói; giá trị đấu thầu tiết kiệm đợc là 0,51%. Chỉ với 1 gói thầu xây dựng sau khi bổ sung thêm 1 nhà thầu vào danh sách đấu thầu thì hiệu quả kinh tế tiết kiệm đợc 13,8% (giá gói thầu là 1475 triệu, giá trúng thầu là 1271 triệu). Qua phân tích trên đây, chúng ta có thể thấy hình thức đấu thầu hạn chế đã bộc lộ một số vấn đề không phù hợp cả về mặt lý luận và

thực tế. Cho nên trong đấu thầu quốc tế, chúng ta không nên sử dụng hình thức lựa chọn nhà thầu bằng phơng thức đấu thầu hạn chế

Một phần của tài liệu Đấu thầu quốc tế trong xây lắp ở Việt Nam thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w