Đổi mới về chính sách đầu t cho DNNN

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp nhà nước (Trang 28 - 31)

II. Những đổi mới của DNNN ở Việt Nam trong những năm qua 1 Thực chất của việc đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động DNNN ở

2. Những đổi mới bớc đầu của DNNN ở Việt Nam

2.2. Đổi mới về chính sách đầu t cho DNNN

Mặc dù đã thực hiện giao vốn cho doanh nghiệp từ năm 1990, song trớc năm 1995 Nhà nớc vẫn tiến hành thu hồi dần số vốn Nhà nớc tại doanh nghiệp thông qua chế độ thu khấu hao tài sản cố định. Hàng năm căn cứ mức trích khấu hao tài sản cố định hình thành bằng vốn ngân sách, doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp lại cho ngân sách toàn bộ số trích này. Cùng với chính sách hạn chế đầu t ngân sách cho doanh nghiệp, chế độ thu khấu hao tài sản cố định đã làm cho vốn Nhà nớc tại các doanh nghiệp ngày càng ít đi. Điều đó mâu thuẫn với yêu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hậu quả là vốn vay của doanh nghiệp ngày càng lớn, có doanh nghiệp vốn vay gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu. Từ năm 1995 đến nay Nhà nớc đã bỏ chế độ thu khấu hao cơ bản góp phần làm vốn Nhà nớc tại doanh nghiệp không bị giảm sút mà trái lại còn đợc tăng hơn do hàng năm đợc bổ sung từ lợi nhuận sau thuế. Nhà nớc còn thực hiện chế độ thu sử dụng vốn ngân sách đối với DNNN. Theo chế độ này, hàng năm DNNN phải nộp cho ngân sách Nhà nớc một số tiền căn cứ vào số vốn ngân sách Nhà nớc cấp cho doanh nghiệp và ngành nghề doanh nghiệp kinh doanh. Số tiền phải nộp này trớc luật DNNN đợc hạch toán vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, từ khi có luật DNNN đến nay đợc lấy từ lợi nhuận sau thuế. Trong phần này sẽ tập trung xem xét các biện pháp tình thế mà Chính phủ và Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam đã thực hiện nhằm giảm bớt các khó khăn tài chính do DNNN thông qua các giải pháp liên quan đến hỗ trợ từ ngân sách Nhà nớc.

• Để giải quyết vấn đề vốn cho DNNN, công văn số 309/KHTH ngày 8/9/1997 quy định cấp vốn đầu t xây dựng cơ bản và bổ sung vốn lu động cho các DNNN. Trên thực tế, vốn tự có của DNNN đợc Nhà nớc giao quản lý và sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh rất hạn hẹp nên phần lớn vốn phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp phải vay từ Ngân hàng, ớc tính khoảng 80% tổng số vốn hoạt động của DNNN. Quyết định trên đã tạo điều kiện cho các DNNN có thêm nguồn vốn ổn định thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.

• Quyết định 178/QĐ-TTg ngày 19/9/1998 của Thủ tớng Chính phủ về hỗ trợ lãi suất Ngân hàng đối với một số mặt hàng xuất khẩu đã cho phép các Ngân hàng thơng mại hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh một số mặt hàng xuất khẩu bằng cách cho vay vốn lãi suất thấp hơn 0,2%/tháng so với mức lãi suất cho vay xuất khẩu mà các Ngân hàng thơng mại đang áp dụng. Việc hỗ trợ lãi suất này đợc thực hiện từ ngày quyết định này có hiệu lực và kết thúc khi quỹ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu đợc thành lập và đi vào hoạt động. Giải pháp này cùng với các chính sách khác về tài chính, thị trờng, thuế... đối với xuất khẩu nông sản đã góp phần cho kim ngạch xuất khẩu năm 1998 và 1999 về gạo đều đạt trên 1 tỷ USD, cà phê đạt xấp xỉ 0,6 tỷ USD mỗi năm...

• Quyết định 195/1999/QĐ-TTg ngày 27/9/1999 cua Thủ tớng Chính phủ đã quyết định thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu để hỗ trợ, khuyến khích, đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hóa, mở rộng thị trờng xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh hàng xuất khẩu Việt Nam.

• Công văn số 433/CV-NH1 ngày 4/8/1996 cho phép các Ngân hàng đợc cơ cấu lại các khoản nợ của DNNN trong trờng hợp DNNN này gặp khó về tài chính nhng có vai trò quan trọng đối với kinh tế xã hội. Theo đó, các Ngân hàng đợc phép xoá các khoản nợ quá hạn mà không có khả năng thu hồi do các nguyên nhân khách quan nh thiên tai hoặc DNNN bị phá sản và đợc phép khoanh các khoản nợ quá hạn nếu các khoản nợ quá hạn này phát sinh do những nguyên nhân về thay đổi chính sách đối với DNNN.

• Thông t số 417/CV-NH14 ngày 31/5/1997 về việc hớng dẫn thực hiện những giải pháp cấp bách của Chính phủ liên quan đến công tác tín dụng Ngân hàng cũng giảm thiểu các quy định bắt buộc về bảo đảm tiền vay cho DNNN khi vay vốn Ngân hàng. Đối với khách hàng là các DNNN, thông t quy định rõ là các DNNN khi vay vốn tại các Ngân hàng thơng mại quốc doanh không cần phải thế chấp tài sản, không bị giới hạn theo tỷ lệ vốn điều lệ của doanh nghiệp mà chỉ cần căn cứ vào hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp, hiệu quả và tính khả thi của dự án đầu t, phơng án về khả năng thu hồi vốn để trả nợ vay.

• Chỉ thị số 08/1998/CT-NHNN 14 ngày 3/10/1998 về việc nâng cao chất lợng tín dụng, góp phần tăng trởng kinh tế và bảo đảm an toàn và hiệu quả của hoạt động Ngân hàng. Chỉ thị này đa ra nhiều biện pháp nhằm giảm nhẹ gánh nặng trả nợ của các DNNN. Các DNNN có khó khăn về tài chính đợc phép chỉ trả nợ gốc trớc và trả lãi sau. Các DNNN cũng đợc miễn trả lãi phát đối với các khoản nợ quá hạn nếu họ trả đợc khoản nợ gốc và lãi thờng. Hơn nữa, nếu các DNNN đang bị thua lỗ và không thể trả nợ đúng hạn thì Ngân hàng có thể giảm bớt nghĩa vụ nợ của các DNNN bằng cách gia hạn cho các khoản nợ đó.

- Có thể nói, phần lớn các giải pháp tình thế trên đã tạo ra các điều kiện, theo đó các Ngân hàng đợc phép tái cơ cấu các khoản nợ quá hạn của DNNN và tái phân loại chúng thành các khoản nợ bình thờng. Xét về mặt ngắn hạn, các giải pháp này đã làm cho tình hình tài chính của các Ngân hàng và DNNN đợc sáng sủa hơn. Nhìn chung, các giải pháp này đã góp phần tháo gỡ kịp thời những khó khăn và vớng mắc cho DNNN. Đây là các biện pháp giúp khai thông tức thời dòng luân chuyển vốn tín dụng, ngăn chặn nguy cơ giảm d nợ vay của của DNNN, nguy cơ thất nghiệp cao và đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá DNNN.

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực nh trên đã phân tích thì xét về mặt dài hạn các giải pháp cải thiện chính sách đầu t cho DNNN nêu trên sẽ gây ra những vẫn đề khá nghiêm trọng trong tơng lai nếu nh quá trình đổi mới DNNN không đợc thúc đẩy mạnh mẽ và có đợc những tiến triển cần thiết. Sự không rõ ràng, minh bạch trong chính sách hỗ trợ ngân sách cho các DNNN nh việc chuyển vốn vay thành vốn cấp, cấp vốn bổ dung, giảm nợ, xoá nợ... dẫn đến tình trạng ỷ lại vào Nhà nớc, giảm tính chủ động, sáng tạo của các doanh nghiệp. Cơ chế tài chính trong đó Nhà nớc đợc ví nh một "con bò sữa" chỉ có thể làm cho quá trình đổi mới kinh tế thêm trì trệ, đặc biệt khiến các DNNN chậm trễ trong việc điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh cho phù hợp với môi trờng trong nớc và quốc tế đang ngày càng thay đổi.

Mặc dù các giải pháp đổi mới, tăng cờng đầu t bằng tín dụng trên đây đã giúp cho các DNNN khắc phục đợc một số khó khăn về tài chính, mở rộng và

tiếp tục thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, song một mặt chúng chỉ mang tính chất tạm thời, mặt khác chi phí cơ hội rất cao. Nguồn tín dụng có thể dành cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trở nên rất hạn chế. Hơn nữa, trong kinh tế thị trờng việc tạo ra một môi trờng kinh doanh bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp là hết sức cần thiết và là động lực thúc đẩy mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, các giải pháp này dờng nh đã góp phần tạo ra một sân chơi không bình đẳng và có phân biệt đối xử giữa DNNN và doanh nghiệp ngoài quốc doanh vốn dĩ đang cần thu hẹp lại. Vì vậy, đây là vấn đề mà Chính phủ và các Bộ ngành cần tiếp tục nghiên cứu để từng bớc đổi mới cho phù hợp với tình hình mới hiện nay.

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp nhà nước (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w