Quy chế giám sát tài chính đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp nhà nước (Trang 92 - 94)

IV. Các giải pháp khác

1. Quy chế giám sát tài chính đối với doanh nghiệp

Công khai hoá và minh bạch hoạt động tài chính cần đợc xem là xuất phát điểm của chiến lợc tài chính, qua đó doanh nghiệp biết đợc thực trạng và hiệu quả của đồng vốn. Từ đó có những quyết sách đúng đắn về sử dụng tài chính trong tơng lai.

Nhanh chóng áp dụng các nguyên tắc kế toán và kiểm toán theo thông lệ quốc tế - điều đó phải đợc xem là vấn đề quan trọng trong quá trình cải cách các DNNN. Chúng ta lu ý một điều là Việt Nam đợc tổ chức t vấn về rủi ro kinh tế và chính trị có trụ sở tại Hồng Kông (PERC) xếp hạng cao nhất về an toàn ở Đông Nam á trong năm 2001 là một điều thuận lợi để thu hút vốn đầu t nớc ngoài, nhng cũng tổ chức này xếp hạng cho Việt Nam thấp nhất về độ công khai minh bạch trong hoạt động kinh doanh. Đó cũng là một trong những điều kiện hết sức cần thiết để tiến hành CPH các DNNN.

Theo quy định của Luật DNNN ban hành tháng 6/1995, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nớc và giám sát đối với DNNN thông qua các hoạt động:

• Ban hành chính sách, cơ chế quản lý đối với từng loại hình DNNN chính sách khuyến khích, chế độ trợ cấp, trợ giá và chế độ u tiên đối với các sản phẩm và dịch vụ hoạt động công ích.

• Quyết định các biện pháp bảo hộ và hỗ trợ các DNNN quan trọng của nền kinh tế quốc dân.

• Xây dựng quy hoạch và chiến lợc phát triển DNNN trong tổng thể quy hoạch và chiến lợc phát triển ngành, lãnh thổ.

• Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật, chủ trơng chính sách chế độ nhà nớc tại doanh nghiệp.

• Phân cấp cho các cơ quan quản lý nhà nớc thực hiện việc quản lý nhà nớc đối với DNNN theo sự phân công của Chính phủ.

Tuy nhiên, các DNNN đã và đang ngày càng đợc giao quyền chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tơng đối độc lập về tài chính đối với cơ quan chủ quản DNNN. Do đó, công tác giám sát DNNN của Chính phủ thông qua việc thi hành các luật thuế, thông qua hệ thống ngân hàng, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và thực hiện kiểm tra, thanh tra, kiểm toán DNNN ngày càng đợc tăng cờng.

Hiện nay, thành lập và quản lý DNNN có 3 cấp: loại DNNN do Thủ tớng Chính phú thành lập, loại doanh nghiệp do các bộ, ngành thành lập và loại doanh nghiệp do các địa phơng thành lập. Các cấp này nắm vai trò là cơ quan chủ quản đối với các DNNN thuộc cấp và ngành mình (quản lý theo chiều ngang). Bên cạnh đó, nhiều cơ quan và tổ chức theo chức năng của mình có chức năng giám sát DNNN theo chiều dọc: Tổng cục quản lý vốn và tài sản nhà nớc tại doanh nghiệp, Tổng cục thuế, Tổng cục hải quan, Kiểm toán nhà nớc.

Kể từ khi Luật DNNN ra đời, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc kiến tạo hệ thống văn bản pháp quy hớng dẫn đi kèm nhằm tạo ra một khuôn khổ pháp lý thật sự tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, đồng thời tăng cờng cơ chế giám sát và quản lý DNNN. Tuy nhiên, trên thực tế một số quy định về quản lý DNNN thực sự cha đi vào cuộc sống, cha đáp ứng đợc các yêu cầu sản xuất kinh doanh của các DNNN. Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với DNNN ban hành kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 là một bớc quan trọng trong cơ chế quản lý tài chính đối với DNNN. Tuy nhiên quy chế cũng còn khá nhiều tồn tại làm hạn chế khả năng huy động vốn của nhiều DNNN, hạn chế quyền chủ động của DNNN và gây khó khăn trong việc quản lý, giám sát DNNN.

Nghị định 27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999 sửa đổi, bổ sung “Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với DNNN” với một số nội dung

đổi mới theo hớng trao quyền chủ động hơn cho doanh nghiệp, mở rộng khả năng huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp, nâng cao trách nhiệm giám sát của Hội đồng quản trị trong các DNNN tổ chức theo mô hình Tổng Công ty.

Tuy hệ thống các văn bản pháp lý điều chỉnh các hoạt động của DNNN nhiều nhng cha đầy đủ, thiếu đồng bộ và cha sát thực. Tình trạng các văn bản mâu thuẫn nhau làm các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp khó thi hành vẫn còn tồn tại. Hiện nay, còn tồn tại quá nhiều đầu mối cơ quan quản lý và giám sát DNNN. Việc thanh tra, kiểm tra các hoạt động của DNNN là hết sức cần thiết giúp tìm ra những tồn tại khó khăn để có các giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp song tình trạng nhiều cơ quan, tổ chức cùng đến kiểm tra doanh nghiệp cũng gây nên những phiền hà không đáng có. Nhiều khi doanh nghiệp không biết đợc cơ quan nào chịu trách nhiệm trong việc xử lý các vấn đề của doanh nghiệp. Mặt khác việc tháo gỡ những khó khăn cho DNNN thờng không kịp thời do phải qua nhiều cấp, nhiều ngành.

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát DNNN, từng bớc lành mạnh hoá tài chính cho DNNN, thiết nghĩ một trong những nhiệm vụ trọng tâm là phải xây dựng và thực hiện quy chế giám sát tài chính đối với doanh nghiệp, đặc biệt là DNNN để phát hiện và ngăn chặn kịp thời tình trạng khó khăn và đổ vỡ về tài chính doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tăng cờng hơn nữa công tác phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, giám sát hoạt động tín dụng để phòng ngừa hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng. Trớc mắt, cần tổ chức tổng kiểm kê đánh giá lại tài sản, vốn và tình trạng tài chính trong DNNN để nắm đợc toàn diện tình hình sản xuất kinh doanh, tình trạng vốn, hiệu quả hoạt động, đề ra và tổ chức thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của các DNNN. Đồng thời, cần nhanh chóng thực hiện bổ sung, sửa đổi Luật DNNN và hoàn thiện hơn nữa các văn bản hớng dẫn thi hành luật cho phù hợp với tình hình mới.

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp nhà nước (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w