II. Những đổi mới của DNNN ở Việt Nam trong những năm qua 1 Thực chất của việc đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động DNNN ở
3. Những kết quả bớc đầu triển khai phơng án đổi mới, sắp xếp, nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN ở một số tỉnh, thành trong cả nớc
cao hiệu quả hoạt động của các DNNN ở một số tỉnh, thành trong cả nớc
3.1. Thủ đô Hà Nội
Thực hiện Quyết định số 1021/QĐ - TTg ngày 1/12/1997 của Thủ tớng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã triển khai công tác sắp xếp lại DNNN đến tất cả các cơ quan quản lý DNNN trực thuộc thành phố, các DNNN tiến hành lập phơng án sắp xếp, thành uỷ Hà Nội đã đề ra chơng trình số 18/CT-TU về sắp xếp lại DNNN của thành phố Hà Nội.
Trong năm 1997 thành phố đã tiến hành điều tra cơ bản 879 DNNN trên địa bàn theo 23 tiêu chí do Chính phủ đề ra làm căn cứ cho xây dựng phơng án sắp xếp lại sản xuất - kinh doanh của DNNN. Thực hiện sáp nhập 10 DNNN yếu kém vào các DNNN khác; bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho 76 DNNN; chuyển đổi cơ quan quản lý cho 7 DNNN. Đã ra quyết định thành lập mới 1 DNNN công ích và chuyển 9 DNNN hoạt động kinh doanh sang hoạt động công ích (trong đó có 5 DNNN ngành thuỷ lợi). Thực hiện giải thể 2 DNNN là Nhà máy Thực phẩm xuất khẩu Cầu Diễn và Công ty Cây công nghiệp. Thành phố cho vay tín dụng u đãi 65 tỷ đồng quỹ hỗ trợ quốc gia cho các doanh nghiệp đầu t đổi mới công nghệ. Cho các DNNN vay bổ sung vốn lu động 49 tỷ đồng.
Tính đến cuối năm 1998, thành phố đã ra quyết định cổ phần hoá 30 DNNN với tổng số vốn điều lệ 123.262 triệu đồng. Thay thế 28 giám đốc DNNN cũ bằng các giám đốc mới có năng lực, trẻ. Sáp nhập, hợp nhất 6 DNNN vào các DNNN khác. Thực hiện thí điểm khoán toàn bộ đối với Xí nghiệp Đo l- ờng. Đầu t 228 tỷ đồng cho các hoạt động công ích. Đến hết tháng 9/1999 đã có 22 DNNN có quyết định chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.
Có thể nói, trong 4 năm (1997 - 2001) thành phố đã cổ phần hoá 86 doanh nghiệp, thành lập 89 Công ty cổ phần, sáp nhập và hợp nhất 6 doanh nghiệp, chuyển đổi cấp quản lý trực tiếp cho 34 doanh nghiệp, giải thể 2 doanh nghiệp. Công tác tổ chức, sắp xếp và đổi mới DNNN đã trực tiếp triển khai đến 164 doanh nghiệp; tổng số DNNN của thành phố đã giảm từ 328 doanh nghiệp xuống còn 222 doanh nghiệp (giảm 33,2%). Từ năm 1998 đến 2001 doanh thu đã tăng từ 6800 tỷ đồng lên 10.060 tỷ đồng, nộp ngân sách tăng từ 437 tỷ lên 731 tỷ đồng, quy mô vốn bình quân một doanh nghiệp tăng từ 11,8 đồng lên 14,2 tỷ đồng.
Nhìn chung, các DNNN sau khi tổ chức sắp xếp lại đã đợc củng cố, tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, có xu hớng đầu t mở rộng để phát triển. Theo báo cáo hoạt động của 20 doanh nghiệp đã CPH đợc hơn một năm: doanh thu và lợi nhuận trung bình tăng gấp 2 lần, cổ tức trung bình đạt 1 - 2%/tháng; nguồn vốn huy động tăng gấp 2,5 lần so với trớc khi CPH. Phần vốn Nhà nớc tại các doanh nghiệp CPH khi xác định lại đã tăng trung bình từ 10 - 15%. Nh vậy, CPH không những bảo toàn mà còn làm tăng vốn góp của Nhà n- ớc. Bên cạnh đó vốn nhàn rỗi ngoài xã hội cũng đợc huy động, tăng thu nhập cho nhân dân. Việc làm và thu nhập của ngời lao động đều đợc đảm bảo ổn định và có mức tăng nhất định.
Tính đến đầu năm 2002, thành phố Hà Nội hiện có 222 DNNN do 28 cơ quan là các Sở, ngành, quận, huyện quản lý với tổng giá trị tài sản cố định khoảng 2721 tỷ đồng, số doanh nghiệp có vốn trên 5 tỷ đồng chiếm 43,2%,
doanh nghiệp có vốn từ 20 tỷ đồng trở lên chiếm 17,1%. Có 24 doanh nghiệp đạt doanh thu từ 100 tỷ đồng/năm.
Nhằm thực hiện tốt Nghị quyết Trung ơng 3 về đẩy mạnh quá trình sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả của DNNN, thành phố Hà Nội phấn đấu đến cuối năm 2005 sẽ hoàn thành cơ bản việc sắp xếp, cơ cấu lại DNNN do thành phố quản lý nhằm tạo ra cơ cấu hợp lý trong khu vực kinh tế Nhà nớc, hình thành một số tập đoàn, tổng Công ty, doanh nghiệp lớn mạnh để tăng sức cạnh tranh, phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nớc; theo đó thành phố sẽ duy trì và phát triển khoảng 50% số doanh nghiệp hiện có mà Nhà nớc nắm giữ 100% vốn hoặc cổ phần chi phối trong các doanh nghiệp CPH, chuyển đổi và sắp xếp lại 45% doanh nghiệp, giải thể 5% doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả. Cần tiếp tục tạo lập những tiền đề cơ bản, toàn diện để các DNNN phát huy quyền tự chủ, huy động sử dụng mọi nguồn nội lực, bảo toàn phát triển vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Việc sắp xếp lại DNNN phải đợc tiến hành tích cực, khẩn trơng với phơng pháp bớc đi thích hợp, kiên trì và thận trọng vừa làm thí điểm vừa rút kinh nghiệm sắp xếp lại DNNN thành phố Hà Nội phải thực hiện đồng bộ với việc đổi mới nội bộ mỗi doanh nghiệp, có phơng án kinh doanh phù hợp với việc đổi mới tổ chức sản xuất và quản lý của doanh nghiệp, gắn với việc đẩy mạnh cải cách hành chính trong doanh nghiệp, áp dụng các biện pháp quản lý sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế ISO, SA...
3.2. Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là địa phơng chủ động xây dựng phơng án tổng thể sắp xếp DNNN sớm nhất cả nớc nhng chất lợng cha cao, phải điều chỉnh nhiều lần. Là nơi thí điểm cổ phần hoá đầu tiên trong cả nớc. Cho đến ngày 31/12/1998 đã có 69 DNNN có quyết định cổ phần hoá nhng mới tiến hành hoàn thành đợc 17 DNNN cổ phần hoá, 13 DNNN khác đang tiếp tục hoàn chỉnh thủ tục. So với kế hoạch đề ra đến hết năm 1999 cổ phần hoá 90 doanh nghiệp thì thành phố Hồ Chí Minh lại là địa phơng triển khai chậm. Do chỉ đạo thiếu tập trung, kiên quyết, cho đến nay cha giải thể, bán, khoán đợc một DNNN nào thuộc diện áp dụng bán, khoán, cho thuê. Thành phố mạnh dạn lập 6 Tổng Công ty 90 tạo ra sức mạnh tập trung đợc vốn, nhân lực, thiết bị để thúc
đẩy kinh tế xã hội của thành phố. Để tổng Công ty 90 đợc thành lập phát huy tác dụng cần coi trọng khả năng điều hành tập trung chi phôí của bộ máy lãnh đạo của Tổng Công ty. Đồng thời phải coi trọng công tác tuyển chọn bổ nhiệm cán bộ chủ chốt Tổng Công ty có đủ trình độ, năng lực quản lý điều hành thì Tổng Công ty mới phát huy đợc tác dụng thiết thực.
Mô hình Tổng Công ty 90 của Thành Phố Hồ Chí Minh là kinh doanh đa ngành, coi trọng vai trò của DNNN quy mô lớn làm nòng cốt của Tổng Công ty đợc thành lập.
Có thể nêu ra 6 bài học về sắp xếp DNNN ở thành phố Hồ Chí Minh những năm qua:
Một là, lựa chọn hớng chiến lợc thật trúng để đầu t phát triển. Giữa trúng và đúng tuy coi trọng cả hai nhng u tiên cho trúng. Hớng trúng ở đây đợc hiểu là hớng đầu t có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, không nhất thiết là dập khuôn máy móc. Giữa các tiêu chí phản ánh hiệu quả kinh tế thì luôn coi trọng nhất khả năng thu hồi vốn nhanh, tạo ra nguồn thu ngân sách lớn.
Hai là, trong chỉ đạo thực hiện của các ngành, các cấp quản lý Nhà nớc phải coi trọng khả năng, phối hợp tháo gỡ khó khăn cho các DNNN một cách kiên quyết, dứt khoát lựa chọn hoặc làm ngay hoặc dẹp bỏ, mạnh dạn tháo gỡ khó khăn về cơ chế cho DNNN hoạt động.
Ba là, sắp xếp DNNN gắn với thúc đẩy đầu t đổi mới công nghệ hiện đại, đó là một trong những giải pháp quan trọng.
Bốn là, mạnh dạn xử lý các DNNN yếu kém bằng tập trung giải quyết mâu thuẫn từ trong nội bộ doanh nghiệp. Coi trọng "cần" hơn "đủ", không giáo điều cứng nhắc. Vấn đề đặt ra là xử lý theo mô hình nào thì cũng phải tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp tiếp tục phát triển thích nghi với điều kiện, môi tr- ờng mới.
Năm là, cần đặc biệt coi trọng vai trò của giám đốc DNNN có thể xem đó là nhân tố "đầu tiên" để DNNN có thể vơng lên phát triển thích nghi với cơ chế mới.
Sáu là, coi trọng phong trào thi đua và tăng cờng kỷ luật lao động để khởi dậy và huy động mọi tiềm năng, nguồn lực của tập thể và cộng đồng ngời lao động trong mỗi DNNN.