Vớng mắc về cơ chế chính sách và kiến nghị định hớng giải quyết

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp nhà nước (Trang 78 - 81)

II. Về tổ chức quản lý

3. Những đề xuất và kiến nghị nhằm thúc đẩy cổ phần hoá DNNN

3.1. Vớng mắc về cơ chế chính sách và kiến nghị định hớng giải quyết

Từ thực tiễn CPH các DNNN cho thấy, từ Quyết định số 28/CP đến Quyết định số 44/1999/QĐ-CP, các chính sách của Nhà nớc về CPH DNNN ngày càng đợc hoàn thiện hơn, tạo nền tảng pháp lý vững chắc hơn cho quá trình CPH. Song cũng trong quá trình này bộc lộ ngày càng rõ một số điểm cha hợp lý của các chính sách hiện hành. Đó là một số quy định cụ thể về u đãi đối với ngời lao động trong doanh nghiệp; việc phân loại và xử lý tài sản của doanh nghiệp, xác định giá trị doanh nghiệp; quyền đợc mua cổ phiếu của cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp; thẩm định quyết định giá trị doanh nghiệp vấn đề có hay không tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp. Dới đây là một số kiến nghị về hoàn thiện các chính sách CPH:

Thứ nhất, nên có sự điều chỉnh chính sách u đãi với ngời lao động trong

DNNN chuyển sang công ty cổ phần cho phù hợp với tình hình thực tế và tạo động lực mạnh mẽ hơn.

- Ngoài việc bán cổ phiếu u đãi cho ngời lao động với giá u đãi nh hiện nay, Nhà nớc có thể cho hẳn ngời ld một số cổ phần nhất định theo thâm niên và mức độ cống hiến của họ với sự phát triển doanh nghiệp. Nâng giá trị cổ phần u đãi bán cho ngời lao động ở những doanh nghiệp có vốn nhà nớc nhỏ.

- Trong chính sách u đãi đối với ngời lao động nghèo, thay vì quy định tiêu chuẩn chung cho tất cả các vùng trong việc xếp loại lao động nghèo (300.000đ/ngời), cần có tiêu chuẩn riêng theo vùng, bởi lẽ mức giá sinh hoạt của các vùng rất khác nhau.

- Cần có sự phân biệt mức độ u đãi cho ngời lao động theo ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, khắc phục tình trạng dàn trải có tính chất bình quân nh hiện nay.

- Nhà nớc cần hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề giải quyết lao động dôi d thông qua việc hỗ trợ đào tạo hỗ trợ tài chính và bảo hiểm thất nghiệp để tạo

việc làm giúp ngời lao động yên tâm ổn định cuộc sống và nhiệt tình ủng hộ công cuộc CPH nói riêng, cải cách DNNN nói chung.

- Thứ hai, thực hiện đúng nguyên tắc xác định giá trị doanh nghiệp nêu trong Quyết định số 44/1998/QĐ-CP là: “Giá mà ngời mua và ngời bán đều có thể chấp nhận”. Theo đó, cần chú ý một số điểm sau đây ?

- Điều chỉnh theo hớng tăng thêm phần u đãi cho ngời lao động ở các doanh nghiệp có số vốn tự tích luỹ lớn. Số vốn đó tuy có nguồn gốc là vốn Nhà nớc nhng lại thể hiện sự nỗ lực cao của tập thể ngời lao động trong doanh nghiệp trong việc phát triển vốn.

- Không tính vào giá trị doanh nghiệp các loại tài sản không phù hợp với phơng án kinh doanh tơng lai của công ty cổ phần. Nhà nớc có trách nhiệm điều chuyển, thanh lý hoặc bán đấu giá các loại tài sản này. Đây là điều kiện cho công ty cổ phần bảo đảm đợc hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh. Riêng giá trị quyền sử dụng đất cần đợc nghiên cứu kỹ hơn để còn tạo điều kiện CPH tránh thất thoát tài sản nhà nớc. Vấn đề đất đai hết sức nhạy cảm, có ảnh hởng mạnh mẽ đến nhiều vấn đề. Vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn, trớc mắt nên đóng góp lợi thế vị trí quản lý của doanh nghiệp để xác định giá trị doanh nghiệp.

- Mở rộng thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp và quyền quyết định chuyển DNNN sang công ty cổ phần. Vấn đề có tính nguyên tắc cần quán triệt “cơ quan nào ra quyết định thành lập DNNN, cơ quan ấy có quyền quyết định chuyển DNNN song công ty cổ phần” với điều kiện tuân thủ chặt chẽ quy định của Nhà nớc, không làm thất thoát vốn và tài sản.

- Chi phí cho quá trình CPH cần đợc tính theo giá trị cổ phần vốn của Nhà nớc tại doanh nghiệp chứ không phải tính theo giá trị thực tế của doanh nghiệp, bở lẽ các doanh nghiệp hiện nay đều có tỷ lệ vốn vay rất lớn.

- Trên cơ sở Nghị định 69/2002/NĐ-CP về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với DNNN giúp cho doanh nghiệp có đợc tình trạng tài chính lành mạnh, hấp dẫn cổ đông và tạo điều kiện nhất định phát triển sản xuất, kinh doanh sau CPH. Hiện nay, thị trờng chứng khoán Việt Nam đã đi vào hoạt động, số nợ khó đòi của doanh nghiệp có thể đợc giải quyết thông qua chứng khoán hoá nợ (tức

cha chỉ nhỏ nợ thành các chứng khoản thấp để bán theo giá rẻ trên thị trờng chứng khoán). Thông qua thị trờng chứng khoán để đẩy nhanh CPH DNNN là một biện pháp có hiệu quả, đồng thời biện pháp này cũng tạo thêm hàng hoá cho thị trờng chứng khoán. Muốn vậy, cần phải hoàn thiện cơ chế hoạt động của thị trờng chứng khoán nói chung và thị trờng cổ phiếu nói riêng, đặc biệt là các điều kiện niêm yết tại thị trờng chứng khoán.

Thứ ba, xoá bỏ điều ràng buộc cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp không

đợc mua cổ phần quá mức bình quân chung của ngời lao động trong doanh nghiệp. Ràng buộc này quy định theo Pháp lệnh chống tham nhũng góp phần ngăn cản sự phân hoá ngay trong một doanh nghiệp, nhng lại có thể dẫn đến hai điều bất lợi:

- Ngời lao động trong doanh nghiệp thiếu tin tởng và thiếu hăng hái mua cổ phiếu vì suy diễn cho khả năng rủi ro lớn có thể xảy ra nên cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp mới mua ở mức hạn chế.

- Không đạt đợc mục tiêu huy động vốn vào phát triển sản xuất - kinh doanh, đổi mới công nghệ nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Cùng với việc thay đổi quy định này, cần chú trọng hơn việc hớng dẫn bán cổ phiếu cho Việt kiều và ngời nớc ngoài nhằm đa dạng hoá các nguồn vốn cho phát triển doanh nghiệp.

Một vấn đề khá tế nhị đã và đang xảy ra trong thực tế là một số doanh nghiệp không muốn phát hành rộng rãi cổ phiếu ra bên ngoài. Nói cách khác, cán bộ, công nhân viên doanh nghiệp không muốn có ngời doanh nghiệp tham gia vào công ty cổ phần. Tình trạng này thờng xảy ra ở các doanh nghiệp thuộc các ngành có lợi thế kinh doanh (kinh doanh dịch vụ ăn uống, khách sạn...) Lý do họ đa ra là điều hành công ty cổ phần là công việc phức tạp, với những ngời đã hiểu biết nhau, quá trình quản lý sẽ đợc thực hiện thuận lợi hơn. Đó là một thực tế, song chính điều này lại gây nên hạn chế trong việc thực hiện mục tiêu huy động vốn vào phát triển sản xuất - kinh doanh - đây là vấn đề các cơ quan

quản lý nhà nớc cần chú trọng điều chỉnh sao cho vừa tạo thuận lợi cho hoạt động cuả công ty cổ phần vừa đạt đợc mục tiêu huy động thêm vốn.

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp nhà nước (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w