Một số kiến nghị về tổ chức mô hình DNNN quy mô lớn

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp nhà nước (Trang 73 - 77)

II. Về tổ chức quản lý

2. Một số kiến nghị về tổ chức mô hình DNNN quy mô lớn

2.1. Mô hình Tổng Công ty (TCT) Nhà nớc theo Nghị định 90

Bớc vào thời kỳ đổi mới, trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trờng xã hội chủ nghĩa, với mong muốn đất nớc có những tập đoàn kinh tế lớn có đủ sức mạnh đảm nhận nhiệm vụ chính trị của đất nớc và tham gia vào thị trờng quốc tế, thực hiện Nghị định 90/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tớng Chính phủ, cho đến nay cả nớc đã có 74 TCT đợc thành lập và hoạt động với 1220 DNNN thành viên của các TCT nêu trên. Tuy nhiên "các TCT của ta không xuất phát từ bản thân yêu cầu của việc tích luỹ, tích tụ của doanh nghiệp không phải từ quá trình tự lớn lên của nó, mà chủ yếu là thông qua việc hợp nhất các DNNN bằng biện pháp hành chính". Các TCT tuy đã đợc sắp xếp lại nhng nhiều TCT thành lập mang tính lồng ghép cơ học, cha có mối liên kết bằng kinh tế, hoạt động kinh doanh cha đa dạng, các TCT kinh doanh cùng ngành nghề chiếm tỷ trọng lớn. Ví dụ lĩnh vực xây dựng cả nớc có 24 TCT

chiếm 25% tổng số. Tuy nhiên, trong thời gian qua các TCT đã góp phần quan trọng vào quá trình ổn định các cân đối kinh tế vĩ mô lớn của đất nớc về các mặt hàng chiến lợc. Vì vậy, việc thành lập các Công ty theo mô hình TCT 90 là cần thiết ở một số ngành nh xây dựng, kinh doanh thơng mại, xuất nhập khẩu.

Qua kinh nghiệm ở một số Bộ, ngành và địa phơng, việc thành lập TCT 90 cần thực hiện thí điểm sau đó rút kinh nghiệm triển khai tiếp tục để phát huy đợc vai trò tích cực của mô hình TCT 90. Trong quá trình thẩm định đề án để ra quyết định thành lập các TCT 90 cần lu ý khắc phục những tồn tại và bất cập sau:

- Phải xác định rõ mức vốn giao cho TCT, cơ chế điều hành vốn, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu vốn là chủ tịch Hội đồng quản trị, tổng giám đốc TCT. Các giám đốc doanh nghiệp thành viên là ngời chịu trách nhiệm quản lý sử dụng, bảo toàn phần vốn đợc giao tại doanh nghiệp trớc Hội đồng quản trị TCT, tổng giám đốc TCT.

- Về mô hình TCT 90: Có thể chọn mô hình tổ chức theo chiều dọc, hoạt động đa ngành với số lợng các doanh nghiệp thành viên TCT tham gia bớc đầu vừa phải trong đó nên có một số Công ty mạnh để làm nòng cốt tạo cơ sở cho sự kết dính và điều hành tập trung, chi phối toàn TCT.

- Coi trọng công tác cán bộ TCT 90. Cần lựa chọn những đồng chí có đủ năng lực chuyên môn, quản lý và có uy tín để bổ nhiệm vào chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc TCT. Thí điểm xây dựng cơ chế trách nhiệm và quyền lợi của cá nhân cán bộ lãnh đạo gắn với kết quả và hiệu quả hoạt động của TCT. Thí điểm thực hiện mô hình hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc TCT. Nên chọn các phó tổng giám đốc từ các giám đốc doanh nghiệp thành viên nòng cốt. Việc kiêm nhiệm này sẽ tạo ra cơ chế điều hành dễ dàng hơn giữa TCT với các đơn vị thành viên.

- Về vốn và cơ chế u đãi tạo vốn cho TCT 90 đợc thành lập: Tạo điều kiện cho TCT có vốn tập trung bằng hai con đờng sau: cho vay từ nguồn cổ phần hoá hiện nay với lãi suất bảo toàn vốn và cho chuyển một số tài sản cố định hoặc vốn cố định thành vốn lu động. Cho phép TCT đợc tham gia một số dự

án có lợi; đấu thầu quyền sử dụng đất; chỉ định thầu một số công trình quan trọng.

2.2. Mô hình TCT 91

Các TCT 91 là các TCT đợc thành lập theo Quyết định số 91/TTg của Thủ tớng Chính phủ, là loại hình hoạt động trong một lĩnh vực có quy mô cả n- ớc. Các TCT đợc thành lập tập trung vào các ngành và lĩnh vực then chốt nh công nghiệp - xây dựng - giao thông có 12 TCT; nông - lâm nghiệp - thuỷ sản: 4 TCT; thơng mại - dịch vụ: 1 TCT.

Cho tới điểm này, có thể nhận thấy hoạt động kinh doanh của cac TCT 91 nhìn chung là đúng hớng và có hiệu quả. Tuy nhiên, trong giai đoạn tới, để các TCT 91 hoạt động thực sự hiệu quả hơn nữa, Nhà nớc cần có những chính sách hỗ trợ kinh doanh cần thiết hơn nh tăng vốn đầu t để đổi mới công nghệ, giản tiện chính sách thuế, kích thích sản xuất trong nớc phát triển.

Bên cạnh đó, quan trọng hơn cả là phải khắc phục và tự điều chỉnh về khâu quản lý sao cho vận hành một cách linh hoạt mang lại hiệu quả cao hơn.

2.3. Một số kiến nghị về vận dụng mô hình tổ chức hội đồng quản trị DNNN có quy mô lớn DNNN có quy mô lớn

Trong những năm tiếp theo DNNN cần thí điểm tổ chức mô hình hội đồng quản trị để thay cho mô hình giám đốc và bộ máy giúp việc hiện nay. Đặc biệt chú ý vận dụng mô hình tổ chức quản lý trên ở những doanh nghiệp do thực hiện việc sáp nhập, hợp nhất mà có nhiều đơn vị thành viên hoạt động kinh doanh ở các địa bàn cách xa nhau, có định hớng phát triển kinh tế đa ngành. ở

đây, mô hình tổ chức doanh nghiệp là vấn đề cũng rất quan trọng, chúng ta thử đa ra 3 mô hình DNNN độc lập quy mô lớn nh trên. Về trình tự vận dụng cần thiết phải làm thí điểm sau đó rút kinh nghiệm để nhân rộng.

Mô hình 1: Mô hình công ty đội

(áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây lắp)

Mô hình 2: Mô hình công ty - phân xởng - tổ sản xuất

(áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất)

Hội đồng quản trị doanh nghiệp Giám đốc phó giám đốc Các phòng ban Các đội xây lắp Hội đồng quản trị doanh nghiệp Giám đốc phó giám đốc Các phòng ban Các xưởng hoặc phân xưởng

Mô hình 3: Công ty - cửa hàng (khách sạn), trung tâm thơng mại

(áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất)

Ngoài các bộ phận chính trong cơ cấu, các công ty còn có thể thêm các bộ phận, trung tâm đào tạo.

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp nhà nước (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w