Doanh nghiệp phân phối bán lẻ tăng trưởng đã mang lại những kết quả quan trọng cho kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong hệ thống phân phối tại thị trường nội địa thời kỳ hậu WTO.doc (Trang 28 - 29)

- Về vốn: Nguồn vốn của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ tăng lên nhanh

2.1.1.2.Doanh nghiệp phân phối bán lẻ tăng trưởng đã mang lại những kết quả quan trọng cho kinh tế xã hội.

quả quan trọng cho kinh tế - xã hội.

Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động.

Trong những năm gần đây, số doanh nghiệp phân phối bán lẻ cả nước tăng nhanh đã giải quyết được nhiều việc làm với thu nhập cao hơn cho người lao động. Như đã phân tích ở trên, số lao động trong các doanh nghiệp phân phối bán lẻ tăng nhanh qua các năm (tăng trung bình 10,47%/năm kể từ năm 2000 đến 2006).

Thu nhập bình quân của lao động trong các doanh nghiệp phân phối bán lẻ cũng tăng đáng kể, nếu như năm 2000 là 771 nghìn đồng/ tháng thì năm 2006 là 1.561 nghìn đồng/tháng, tăng gấp 2,03 lần (Xem phụ lục 3).

Doanh nghiệp phân phối bán lẻ tăng trưởng nhanh, phát triển là yếu tố quan trọng góp phần quyết định đến tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế những năm qua.

Tính đến năm 2006, tổng doanh thu thuần của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ là 111.491 tỷ đồng, gấp 1,94 lần so với năm 2000 và 1,52 lần so với năm 2005. Doanh thu thuần tăng gần gấp đôi vào năm 2006 so với năm 2000 là bước tiến rất đáng kể, thể hiện sự lớn mạnh nhanh chóng của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ tại Việt Nam (Xem phụ lục 4).

Doanh nghiệp phân phối bán lẻ phát triển đã tác động đến việc giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội.

Doanh nghiệp phân phối bán lẻ nói riêng, doanh nghiệp thương mại nói chung là khu vực quan trọng tạo ra nguồn thu ngân sách nhà nước. Nguồn thu này tăng nhanh trong những năm qua là điều kiện để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển các hoạt động xã hội như y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo. Năm 2006 các doanh nghiệp phân phối bán lẻ đã nộp ngân sách nhà nước 2.173,1 tỷ đồng, chiếm 0,84% tổng thu ngân sách nhà nước, tăng 2,15 lần so với năm 2000 và 1,32 lần so với năm 2005. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tổng mức nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ đạt đỉnh điểm vào năm 2002, đạt 3.732,9 tỷ đồng, sau đó giảm xuống còn 1.110 tỷ đồng vào năm 2003. Điều đáng mừng là từ năm 2003 đến nay, mức nộp ngân sách của các doanh nghiệp phân phối tăng nhanh, mức tăng trung bình là 25,49%/năm (Xem phụ lục 5)

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong hệ thống phân phối tại thị trường nội địa thời kỳ hậu WTO.doc (Trang 28 - 29)