Số lượng doanh nghiệp phân phối bán lẻ nhiều nhưng quy mô nhỏ, phân tán, đi kèm với công nghệ, thiết bị lạc hậu.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong hệ thống phân phối tại thị trường nội địa thời kỳ hậu WTO.doc (Trang 31 - 32)

- Về vốn: Nguồn vốn của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ tăng lên nhanh

2.1.2.1.Số lượng doanh nghiệp phân phối bán lẻ nhiều nhưng quy mô nhỏ, phân tán, đi kèm với công nghệ, thiết bị lạc hậu.

phân tán, đi kèm với công nghệ, thiết bị lạc hậu.

Tính đến cuối năm 2006, có tới 49,32% các doanh nghiệp phân phối bán lẻ có quy mô từ 5 đến 9 lao động, số doanh nghiệp có quy mô từ 1000 đến 4999 người chỉ là 3 doanh nghiệp và 56,11% doanh nghiệp có quy mô vốn từ 1 đến 5 tỷ đồng, số doanh nghiệp có quy mô vốn trên 500 tỷ chỉ có 7 doanh nghiệp. Nhìn vào bảng 2.10 chúng ta có thể thấy nếu năm 2000 số doanh nghiệp có quy mô dưới 5 người chiếm đa số (67,8%) thì trong những năm gần đây quy mô của doanh nghiệp phân phối bán

lẻ tăng lên, đa số là các doanh nghiệp có số lao động từ 5 đến 9 người. Tuy nhiên đây vẫn là quy mô rất nhỏ (Xem phụ lục 8).

Nhìn chung quy mô vốn của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trên thị trường Việt Nam còn nhỏ. Năm 2006, đa số các doanh nghiệp có số vốn từ 1 đến 5 tỷ đồng (chiếm 56,11% trong tổng số các doanh nghiệp). Đây là bước tiến rất đáng mừng so với năm trước đó (năm 2005), khi số các doanh nghiệp có quy mô dưới 0,5 tỷ đồng chiếm số lượng lớn nhất (40,12%), số doanh nghiệp có quy mô vốn từ 1 đến 5 tỷ đồng chỉ chiếm 30,48%. Số doanh nghiệp có vốn từ 1 đến 5 tỷ đồng tăng 8.106 doanh nghiệp từ năm 2000 đến năm 2006, tức 8,74 lần.

Tuy nhiên, quy mô vốn của các doanh nghiệp còn nhỏ, số doanh nghiệp có vốn từ 500 tỷ trở lên chỉ là 2 doanh nghiệp vào năm 2000 và tăng lên 7 doanh nghiệp vào năm 2006 (Xem phụ lục 9). Quy mô vốn nhỏ là trở ngại lớn trong quá trình cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Do là doanh nghiệp nhỏ, vốn kinh doanh lại thấp, trong đó vốn cố định càng thấp hơn, nên khả năng trang bị các phương tiện kinh doanh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ là rất hạn chế, tổng tài sản cố định và đầu tư dài hạn của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ vào cuối năm 2006 chỉ là 13.410 tỷ đồng.

Hầu hết các doanh nghiệp chưa áp dụng hệ thống ISO; việc quản trị hàng tồn kho, xử lý đơn đặt hàng, tổ chức vận chuyển, thông tin và báo cáo…đều còn ở trình độ công nghệ thấp và chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế (nạp dữ liệu và tổng hợp, xử lý quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá đều được điều khiển theo chương trình tự động dựa trên phần mềm Tracking).

Như vậy, quy mô nhỏ, phân tán đi kèm với trang thiết bị lạc hậu là hạn chế rất lớn của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ tại Việt Nam, từ đó tất yếu dẫn đến năng lực cạnh tranh thấp, hiệu quả kinh doanh không cao, lao động thiếu tính ổn định và bền vững lâu dài.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong hệ thống phân phối tại thị trường nội địa thời kỳ hậu WTO.doc (Trang 31 - 32)