- Hoạt động tài chính kém hiệu quả, tiềm ẩn những nhân tố thiếu an toàn trong kinh doanh Bộ phận vốn chủ sở hữu giảm dần, trong đó nợ chiếm
2.2.1.2. Đánh giá khái quát về tương quan lực lượng giữa các nhà bán lẻ trong nước và nước ngoài trên thị trướng phân phối bán lẻ Việt Nam
trong nước và nước ngoài trên thị trướng phân phối bán lẻ Việt Nam
Xét về số lượng các chủ thể tham gia kinh doanh
Trên thị trường phân phối bán lẻ ở Việt Nam hiện nay có thể thấy sự áp đảo về số lượng của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước so với số lượng các nhà phân phối của nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam.
Đến thời điểm này, nếu như không kể tới các tập đoàn phân phối chuyên doanh như Zen Plaza về thời trang, Lotteria, KFC về đồ ăn, Medicare về sản phẩm chăm sóc sức khoẻ, thì chỉ có khoảng 3 - 4 tập đoàn phân phối bán lẻ hàng hoá tiêu dùng tổng hợp là Metro Cash & Carry của Đức, Bourbon của Pháp và Parkson của Malaysia, Diamond Plaza của Hàn Quốc đang trực tiếp cạnh tranh trên thị trường bán lẻ ở Việt Nam thông qua hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm bán lẻ qui mô lớn. Trong đó, tập đoàn Parkson và Diamond Plaza mặc dù có thực hiện bán lẻ tổng hợp nhiều mặt hàng những cũng chủ yếu là các dòng sản phẩm thời trang, mỹ phẩm, quà tặng cao cấp. Trong khi đó, có tới hàng chục doanh nghiệp trong nước đã và đang tổ chức hoạt động kinh doanh phân phối của mình theo các hệ thống trung tâm thương mại, chuỗi siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ kiểu này, và chưa kể đến khoảng
900 nghìn hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động ở khắp các vùng miền trong nước. Tình hình cụ thể như sau [7, tr.11-12]:
• Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
- Tập đoàn Metro Cash & Carry của Đức với hệ thống 8 trung tâm bán buôn và bán lẻ qui mô lớn đang hoạt động ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng.
- Tập đoàn Bourbon của Pháp với hệ thống 5 đại siêu thị bán lẻ BigC đang hoạt động ở Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và sắp tới sẽ đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động thêm 2 đại siêu thị nữa.
- Tập đoàn Parkson của Malaysia với 10 trung tâm mua sắm qui mô lớn đang hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng.
- Tập đoàn Diamond Plaza của Hàn Quốc với 01 trung tâm mua sắm qui mô lớn đang hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh.
• Doanh nghiệp trong nước:
Các doanh nghiệp lớn, tiêu biểu cho kiểu tổ chức kinh doanh phân phối theo hệ thống chuỗi siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ tự chọn ở Việt Nam hiện nay có thể kể tới gồm:
- Liên hiệp Hợp tác xã thương mại Thành phố Hồ Chí Minh với chuỗi 15 siêu thị Co.op Mart và đang có kế hoạch phát triển lên 40 siêu thị và hệ thống tổng kho vào năm 2010.
- Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) với hệ thống hàng chục siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng chuyên doanh trực thuộc với các thương hiệu mạnh như Thương xá Tax, Siêu thị Sài Gòn, Trung tâm Thương mại Đồng Khánh, Trung tâm Thương mại Gia Định...
- Tổng công ty Thương mại Hà Nội với chuỗi 40 siêu thị, cửa hàng tiện ích, cửa hàng chuyên doanh Hapro Mart và đang gấp rút đầu tư để đưa vào hoạt động một loạt siêu thị, trung tâm thương mại lớn khác.
- Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp Intimex với chuỗi 6 siêu thị đang hoạt động và đang có kế hoạch mở rộng hệ thống phân phối của mình theo ba cấp: trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng tự chọn.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và dịch vụ G7 với chuỗi 500 cửa hàng tiện lợi G7-Mart và có kế hoạch sẽ phát triển từ nay đến năm 2010 lên 7.000 cửa hàng tiện lợi G7-Mart, 200 trung tâm bán lẻ, 100 trung tâm bán buôn, 7 trung tâm thương mại.
- Công ty Phú Thái với hệ thống 3 tổng kho và 20 trung tâm phân phối chuyên doanh phân phối bán buôn cho một hệ thống khách hàng gồm 95 nhà phân phối vệ tinh, 100 siêu thị, 500 đại lý bán buôn, 2.000 cửa hàng bán lẻ, 50.000 đại lý bán lẻ.
- Công ty phân phối và bán lẻ 24-Seven với khoảng 4 - 5 cửa hàng bán lẻ đầu tiên Open 24H và Daily Open 24H theo mô hình nhượng quyền thương mại và dự định sẽ phát triển mạnh mạng lưới cửa hàng này trong tương lai gần.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và dịch vụ An Phong với 5 siêu thị MaxiMart.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và dịch vụ Đông Hưng với 7 siêu thị CitiMart và sắp tới sẽ đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động thêm 5 siêu thị nữa.
- Công ty cổ phần Nhất Nam với 3 siêu thị FiviMart.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Giang với 3 siêu thị Sao.
Về khả năng bao phủ thị trường trên thị trường dịch vụ phân phối bán lẻ của Việt Nam
Có thể thấy các nhà phân phối nước ngoài mặc dù chưa có diện bao phủ rộng song đã có mặt ở hầu hết các trung tâm mua sắm và tiêu dùng lớn của Việt Nam ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam. Các doanh nghiệp phân phối trong nước mặc dù có lợi thế hơn về diện bao phủ song ở những khu vực thị trường có dung lượng lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ... thì đều gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với các trung tâm phân phối của nhà đầu tư nước ngoài. Tình hình cụ thể như sau [6]:
Các tập đoàn phân phối nước ngoài đã có mặt ở một số địa phương: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai . Sự có mặt của Metro Cash & Carry (có 8 trung tâm phân phối trên cả nước), Big C (10 siêu thị), Parkson (10 trung tâm thương mại) hiện đã tạo nhiều sức ép cho các doanh nghiệp phân phối trong nước dù đây chưa phải là những "tên tuổi" lớn nhất trên thế giới và cũng chưa hoàn tất kế hoạch mở rộng của mình [7, tr.15].
• Doanh nghiệp trong nước:
Hiện tại, các doanh nghiệp phân phối trong nước đã có mặt ở hầu khắp 64 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tuy nhiên, nếu xét về hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng tiện lợi mà các doanh nghiệp này đã thiết lập được thì cũng chỉ bao phủ được khoảng trên 30/64 tỉnh, thành phố. Trong đó, có tới gần 80% các siêu thị, trung tâm thương mại này cũng tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (trên 70%), Hải Phòng (4%), Đà Nẵng (2%), Cần Thơ, Thanh Hoá, Kiên Giang (2%)...[7, tr.15].
Về doanh thu bán hàng:
Có thể thấy các nhà phân phối bán lẻ nước ngoài đang chiếm ưu thế trước các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước. Mặc dù, tính trên tổng qui mô của phân đoạn thị trường này (chiếm 10% tổng thị trường bán lẻ cả nước) thì vẫn chưa có số liệu thống kê chính thức về thị phần giữa hai nhóm đối tượng này song nếu xét trên từng đơn vị kinh doanh thì có thể thấy khá rõ ưu thế của các siêu thị của các tập đoàn nước ngoài so với các siêu thị của các doanh nghiệp trong nước.
Hiện nay, doanh thu của các siêu thị của các doanh nghiệp trong nước còn ở mức thấp, siêu thị có doanh thu lớn nhất cũng chỉ đạt khoảng 200 tỷ đồng/năm. Trong khi đó, doanh thu bình quân của các siêu thị trong hệ thống của Metro thường cao gấp 2 - 3 lần mức này và doanh số bán hàng hàng năm của cả hệ thống ước tính cũng xấp xỉ 1.700 tỷ đồng [7, tr.15].
Về thị phần:
Hiện tại, thị phần bán lẻ qua các kênh phân phối ở Việt Nam về cơ bản được phân chia như sau: qua các hệ thống phân phối hiện đại như siêu thị, trung tâm
thương mại, cửa hàng tiện lợi... khoảng 10%; qua hệ thống chợ truyền thống khoảng 40%; qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ độc lập khoảng 44%; còn lại khoảng 6% là do các nhà sản xuất trực tiếp phân phối sản phẩm của mình [7, tr.15].
Như vậy, có thể nói sự cạnh tranh giữa các nhà phân phối nước ngoài, các công ty phân phối trong nước sẽ diễn ra trong phạm vi khoảng 54% của thị trường bán lẻ trong nước, trong đó:
+ Ở 10% thị phần bán lẻ thông qua các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại..., sẽ chủ yếu là sự cạnh tranh trực tiếp giữa các doanh nghiệp phân phối trong nước với các nhà đầu tư nước ngoài;
+ Ở 44% thị phần bán lẻ thông qua hệ thống các cửa hàng độc lập sẽ diễn ra sự cạnh tranh giữa một bên là các hộ kinh doanh cá thể với một bên bao gồm cả các doanh nghiệp phân phối trong nước với các nhà đầu tư nước ngoài.
Về liên kết:
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội, thẳng thắn, việc có làm chủ được hệ thống phân phối hay không chính là ở bản thân các doanh nghiệp bán lẻ nội địa. Nếu không liên kết, hợp tác để cùng phát triển thì các tập đoàn nước ngoài sẽ thay thế vị trí này; còn nếu các doanh nghiệp nội địa làm tốt, chúng ta có thể mạnh lên như Hàn Quốc từng đẩy hệ thống cửa hàng Wal-Mart ra khỏi địa bàn của mình. Song, đến thời điểm này tại Việt Nam, ông Vinh thừa nhận sự liên kết này rất yếu ớt và hiếm hoi [7, tr.16].
Thị trường phân phối trong nước mới biết đến sự ra đời của Công ty CP Đầu tư và Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (quy mô vốn lên tới 6.000 tỷ đồng), từ sự liên kết của 4 doanh nghiệp phân phối hàng đầu nội địa là Hapro, Satra, Saigon Co.op và Tập đoàn Phú Thái.
Đã có địa phương (như Hà Nội) thành lập Hiệp hội các nhà kinh doanh siêu thị để tăng cường hợp tác, ổn định thị trường, từ nguồn hàng, giá cả, chất lượng hàng hóa bán ra, trao đổi thông tin giữa các thành viên. Bên cạnh đó các thành viên cũng sẽ hỗ trợ nhau tìm kiếm, trao đổi thông tin, vươn ra các địa phương lân cận hay hợp tác trong đào tạo kỹ năng quản lý, nghiên cứu thị trường cho đội ngũ cán bộ chuyên
viên theo hướng chuyên nghiệp hóa. Ngoài ra, Hiệp hội sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nạn hàng giả, hàng không rõ xuất xứ trên địa bàn, đồng thời có thể liên doanh, liên kết với nhau để tăng sức cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài.
Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam đang rất khuyến khích xu hướng này (có thể là liên kết là giữa là bán lẻ Việt Nam với nhà sản xuất hoặc giữa nhà bán lẻ với nhau) nhằm tăng sức mạnh của doanh nghiệp, với giá cả hợp lý, phương thức dịch vụ và thanh toán tốt nhất cho người tiêu dùng.
Một chuyên gia thương mại nhận xét, trong lĩnh vực bán lẻ, cái chúng ta đang thiếu nhất là hoạt động của hệ thống hậu cần - khâu hỗ trợ cho chuỗi bán hàng cuối cùng của hệ thống bán lẻ và các đại siêu thị ở các đô thị lớn. Các doanh nghiệp bán lẻ cần liên kết để đủ sức tiếp quản các mặt bằng lớn, với sự tập trung vốn và nguồn nhân lực cao.
Ông Vũ Vinh Phú cho biết, 70% hàng hoá tại các siêu thị hiện là hàng Việt Nam, song sản xuất của chúng ta không đủ lớn, năng suất thấp nên không đủ cung ứng [7, tr.16]. Trong khi, sản xuất chính là cái gốc, là dạ dày của bán lẻ. Hơn nữa, hệ thống phân phối từ trang trại đến kho dự trữ, sơ chế, bán lẻ... bị cắt khúc, phân tán, dẫn tới chi phí đầu vào cao.
Đơn cử, một một ký tôm tại nơi sản xuất ở Thái Bình giá có 80.000 đồng nhưng về đến Hà Nội tăng lên 120.000 đồng. Do vậy, cần thành lập các sàn giao dịch để nông dân bán được với giá cao nhất, cắt bớt khâu lưu thông, đưa thẳng hàng hoá từ nơi sản xuất đến các siêu thị [17].