Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ trên thị trường phân phối bán lẻ Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong hệ thống phân phối tại thị trường nội địa thời kỳ hậu WTO.doc (Trang 37 - 39)

- Hoạt động tài chính kém hiệu quả, tiềm ẩn những nhân tố thiếu an toàn trong kinh doanh Bộ phận vốn chủ sở hữu giảm dần, trong đó nợ chiếm

2.2.1.1.Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ trên thị trường phân phối bán lẻ Việt Nam

trên thị trường phân phối bán lẻ Việt Nam

Như đã giới hạn ở phần đầu, phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào một số loại hình kinh doanh hiện đại như: siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ tự chọn. Để phân tích năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam trong mối tương quan với các tập đoàn phân phối bán lẻ nước ngoài, trước hết chúng ta tìm hiểu về tình hình các loại hình kinh doanh này ở Việt Nam trong những năm gần đây.

2.2.1.1. Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ trên thị trường phân phối bán lẻ Việt Nam trường phân phối bán lẻ Việt Nam

Trong thời gian qua hệ thống siêu thị đã bắt đầu được hình thành và phát triển với một tốc độ khá nhanh ở nước ta. Nếu như trước năm 2000, số lượng các siêu thị, trung tâm thương mại chỉ xuất hiện "lác đác" ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì nay đã trở nên phổ biến ở hai thành phố này và được đầu tư khá nhiều ở các tỉnh, thành phố khác trong cả nước.

Theo số liệu thống kê đến hết năm 2005, cả nước có 265 siêu thị, phân bố trên 32 tỉnh, thành phố trên cả nước. Tuy nhiên, các siêu thị, đặc biệt là siêu thị có qui mô lớn, vẫn chủ yếu tập trung ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (trên 70%), Hải Phòng và Đà Nẵng chiếm số lượng siêu thị tương ứng là 4% và 2%. Các thành phố Thanh Hóa, Cần Thơ, Kiên Giang cũng có siêu thị chiếm 2% tổng số siêu thị trên cả nước.

Nếu dựa trên tiêu chuẩn phân hạng siêu thị tại Quy chế siêu thị và Trung tâm thương mại của Bộ Thương mại ban hành năm 2004, có thể phân loại các siêu thị hiện có ở Việt Nam đến năm 2005 như sau:

Bảng 2.3 Phân loại siêu thị (2005)

Địa phương Loại I Loại II Loại III Không thuộc

Hà Nội 4 8 60 29 101

Tp. Hồ Chí Minh 12 17 31 28 88

Các địa phương khác 12 6 28 30 76

Tổng 28 31 119 87 265

Tỷ trọng (%) 10,6 11,7 44,7 33 100

Nguồn: Bộ Thương mại (2007), Đánh giá một số tác động về kinh tế và xã hội của việc thực hiện các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ phân phối của Việt Nam trong khuôn khổ WTO, Hà Nội, tr.10.

Về tính chất của hoạt động kinh doanh, có thể chia các siêu thị ở Việt Nam hiện nay làm hai loại chủ yếu là: siêu thị kinh doanh tổng hợp như Saigon Coopmart, Intimex, Metro, Big C... với số lượng mặt hàng có thể từ vài nghìn mặt hàng tới vài chục hoặc hàng trăm nghìn mặt hàng; và các siêu thị chuyên doanh như siêu thị dệt may (của Tập đoàn Dệt may Việt Nam - Vinatex), siêu thị điện máy, siêu thị điện lạnh, siêu thị thời trang...

Về nguồn vốn và chủ thể đầu tư các siêu thị ở Việt Nam thời gian qua cũng rất đa dạng. Nếu như trước năm 2000 chỉ có một vài siêu thị của các nhà đầu tư nước ngoài và một số doanh nghiệp lớn của nhà nước tham gia đầu tư kinh doanh siêu thị và các trung tâm mua sắm như Marko, SheiYu, Saigon Coopmart, FiviMart, Intimex... thì đến hết năm 2005 có thể thấy sự hiện diện của hầu hết các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực này như các siêu thị Tràng Tiền Plaza, Trung tâm thương mại Vincom, Trung tâm thương mại Thuận Kiều...

Các loại hình cửa hàng bán lẻ cũng tăng về số lượng, quy mô và phương thức hoạt động theo hướng chuyên nghiệp hơn. Mô hình "chuỗi" cửa hàng đã xuất hiện như các cửa hàng bán lẻ hàng may mặc của May 10, Việt Tiến, cửa hàng Bitis, Bitas bán giày dép... với sự hiện diện ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Ở các đô thị, xu hướng liên kết, sáp nhập, mở rộng các cửa hàng nhỏ, lẻ diễn ra khá mạnh. Xu hướng này sẽ tạo ra một sự thay đổi cơ bản trong quá trình hình thành, tích tụ vốn kinh doanh của các nhà phân phối này từ chỗ huy động đơn lẻ (từng cá thể) sang hình thức góp vốn, vay vốn kinh doanh hay huy động vốn từ thị trường vốn.

Đáng chú ý là các cửa hàng bán lẻ tự chọn và các cửa hàng phân phối, bán lẻ theo phương thức nhượng quyền thương mại trên thực tế đã xuất hiện hơn 10 năm

nay ở Việt Nam và ngày càng được giới thương nhân trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Hiện nay, cả nước đã có khoảng 70 hợp đồng nhượng quyền thương mại, trong đó Công ty Cà phê Trung Nguyên rất thành công với hơn 1.000 cửa hàng nhượng quyền trong và ngoài nước; Công ty An Nam mới triển khai hoạt động vài năm trở lại đây cũng đã phát triển được 12 cửa hàng theo hình thức nhượng quyền, Công ty Kinh Đô có hàng chục cửa hàng được nhượng quyền kinh doanh bánh Kinh Đô khắp cả nước…

Hiện nay nhiều công ty trong và ngoài nước đang có kế hoạch phát triển mạnh phương thức này trong thời gian tới. Trong đó đáng chú ý nhất là kế hoạch phát triển hệ thống phân phối của Công ty trách nhiệm hữu hạn G7 (G7 Mart). Theo đó, trong năm 2006 sẽ đưa 3.500 cửa hàng tiện lợi vào hoạt động và phấn đấu đến năm 2010 sẽ có tổng cộng 10.000 cửa hàng tiện lợi ra đời theo phương thức nhượng quyền.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong hệ thống phân phối tại thị trường nội địa thời kỳ hậu WTO.doc (Trang 37 - 39)