Về mức độ và thời gian mở cửa thị trường

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong hệ thống phân phối tại thị trường nội địa thời kỳ hậu WTO.doc (Trang 64 - 65)

- Hoạt động tài chính kém hiệu quả, tiềm ẩn những nhân tố thiếu an toàn trong kinh doanh Bộ phận vốn chủ sở hữu giảm dần, trong đó nợ chiếm

3.1.1.2Về mức độ và thời gian mở cửa thị trường

Đối với dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ và dịch vụ đại lý hoa hồng:

+ Kể từ khi gia nhập đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2008: để cung cấp các dịch vụ này tại Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài phải thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam và tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49%.

+ Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2009: để cung cấp các dịch vụ này, các doanh nghiệp nước ngoài phải thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam và không bị hạn chế tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài.

+ Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009: các hạn chế nêu trên sẽ được bãi bỏ.

Bên cạnh các mặt hàng thuộc diện loại trừ chung, không đưa vào cam kết như đã nêu tại điểm 1 ở trên, kể từ thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng sẽ không được phép cung cấp dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ và dịch vụ đại lý hoa hồng đối với các sản phẩm sau: xi măng và clinke, lốp (trừ lốp máy bay), giấy, máy kéo, phương tiện cơ giới, ô tô con và xe máy, sắt thép, thiết bị nghe nhìn, rượu, phân bón. Tuy nhiên, từ ngày 01 tháng 01 năm 2009, các sản phẩm máy kéo, phương tiện cơ giới, ô tô con và xe máy sẽ được loại khỏi danh mục sản phẩm hạn chế này. Và từ ngày 11 tháng 01 năm 2010 trở đi (tức là sau 3 năm kể từ ngày Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO), tất cả các sản phẩm trong danh mục hạn chế này sẽ được loại bỏ.

Riêng đối với dịch vụ bán lẻ, Việt Nam đưa ra hạn chế về việc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi mở từ điểm bán lẻ thứ hai trở đi sẽ được xem xét trên nguyên tắc đánh giá nhu cầu thực tế của Việt Nam. Việc xem xét này sẽ tuân theo một qui trình thủ tục công khai do Việt Nam đưa ra và chủ yếu dựa trên các tiêu chí như số lượng các nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và qui mô địa lý...

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong hệ thống phân phối tại thị trường nội địa thời kỳ hậu WTO.doc (Trang 64 - 65)