Các doanh nghiệp phân phối bán lẻ đã bắt đầu áp dụng những công nghệ mới để hiện đại hóa phương thức kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong hệ thống phân phối tại thị trường nội địa thời kỳ hậu WTO.doc (Trang 30 - 31)

- Về vốn: Nguồn vốn của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ tăng lên nhanh

2.1.1.4. Các doanh nghiệp phân phối bán lẻ đã bắt đầu áp dụng những công nghệ mới để hiện đại hóa phương thức kinh doanh.

nghệ mới để hiện đại hóa phương thức kinh doanh.

Các doanh nghiệp phân phối bán lẻ đã áp dụng các công nghệ mới để hiện đại hóa phương thức kinh doanh như áp dụng thương mại điện tử. Ngoài việc xây dựng website giới thiệu hình ảnh công ty, lĩnh vực kinh doanh, tìm kiếm bạn hàng, ký kết hợp đồng (giao dịch B2B- "doanh nghiệp với doanh nghiệp", các sàn giao dịch điện tử và các chợ "ảo" mua bán trên mạng (giao dịch B2C - "doanh nghiệp với người tiêu dùng" và C2C - “người tiêu dùng với người tiêu dùng”) xuất hiện ngày một nhiều, thu hút đông khách hàng, nhất là giới khách hàng trẻ tuổi tham gia với lần giao dịch thành công ngày càng tăng. Các nhóm, mặt hàng được giao dịch qua phương thức này chủ yếu là sản phẩm công nghệ thông tin, kỹ thuật số, sách, báo, ảnh, hoa, quà lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ…

Đánh giá một cách khái quát hệ thống các doanh nghiệp phân phối bán lẻ tại Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp được nâng lên rõ rệt. Nhiều doanh nghiệp đã thích ứng được với cơ chế thị trường, kinh doanh có hiệu quả và khẳng định được vị trí của mình trên thương trường.

Thị trường phân phối bán lẻ Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực với sự hình thành và phát triển một số nhà phân phối lớn như Saigon Coopmark, Intimex, Maximart, Nguyễn Kim, Phú Thái... Đây là những nhà phân phối có trình độ khá chuyên nghiệp và mạng lưới hệ thống phân phối khá rộng trải đều trên nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong cả nước.

Theo điều tra của AT Kearney 2007, thị trường bán lẻ của Việt Nam được đánh giá là hấp dẫn thứ 3 trên thế giới (sau Ấn Độ, Nga và Trung Quốc). Chính vì thế mà các nhà bán lẻ khổng lồ như Wal – Mart, Metro, Big C… đã và sẽ xuất hiện, nhân rộng mạng lưới tại Việt Nam [3].

Bà Mai Khuê Anh – Giám đốc Khối sản phẩm dịch vụ cao cấp thuộc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) nhận định: Các nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm quá mức đến thị trường bán lẻ Việt Nam vì đây là một thị trường đông dân và có tỷ lệ dân số trẻ cao nhất khu vực châu Á. Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam đang ở mức cao kỷ lục, đạt 118 điểm, đứng thứ 5 trên thế giới, trong khi chỉ số này trên toàn cầu giảm chỉ còn 97 điểm. Theo nghiên cứu xã hội học tại Việt Nam, có đến 72% số lượng người được phỏng vấn cho biết họ sẵn sàng bỏ tiền để trang bị cho bản thân và gia đình những sản phẩm đắt tiền, hàng hiệu. Tỉ lệ tiêu dùng so với GDP của Việt Nam đạt trên 70%, thuộc loại khá cao, lớn hơn cả Singapore, Malaysia, Thái Lan. Tỉ lệ hệ thống trung tâm thương mại, đại siêu thị, siêu thị, cửa hàng tiện ích hiện mới chỉ chiếm khoảng 15% so với các hệ thống bán lẻ truyền thống khác. Chính vì vậy, môi trường kinh doanh bán lẻ của Việt Nam dự đoán sẽ trưởng thành cùng với hệ thống những người tiêu dùng trẻ, tạo nên một cuộc cách mạng về thị trường kinh doanh bán lẻ tại khắp các khu vực thành thị của Việt Nam. Hơn nữa, tại thị trường nông thôn với hơn 60 triệu dân, dự báo cũng rất sôi động, bùng nổ về mua sắm do quá trình đô thị hóa đang lan rộng và việc cải tiến các chính sách về nông nghiệp, nông thôn [7, tr.13].

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong hệ thống phân phối tại thị trường nội địa thời kỳ hậu WTO.doc (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w