- Hoạt động tài chính kém hiệu quả, tiềm ẩn những nhân tố thiếu an toàn trong kinh doanh Bộ phận vốn chủ sở hữu giảm dần, trong đó nợ chiếm
3.2.2. Xu hướng thay đổi trong cách thức mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam.
3.2. Một số xu hướng chính tác động tới sự phát triển của thị trường dịch vụ phân phối của Việt Nam trong thời gian tới vụ phân phối của Việt Nam trong thời gian tới
Nội dung của phần này sẽ đưa ra một số nhận định về các xu hướng chính có thể tạo ra những ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thị trường dịch vụ phân phối nói chung và thị trường phân phối bán lẻ nói riêng của Việt Nam trong thời gian tới như sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng, trong cách thức mua sắm của dân cư, sự chuyển dịch trong phương thức phục vụ của các nhà phân phối theo hướng hiện đại, tiện lợi và hiệu quả hơn...[7].
3.2.1. Xu hướng gia tăng nhanh chóng trong chi tiêu cá nhân của người tiêu dùng Việt Nam. dùng Việt Nam.
Trong những năm qua, sự gia tăng trong chi tiêu cá nhân của người tiêu dùng Việt Nam luôn đạt tốc độ cao, hứa hẹn những tiềm năng rất lớn cho sự phát triển của thị trường phân phối ở Việt Nam trong thời gian tới. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố mới đây thì mức chi tiêu cá nhân bình quân của người tiêu dùng Việt Nam năm 2004 là 378.000 đồng/tháng/người, cao gấp 2 lần so với mức chi tiêu của năm 2000. Tỷ lệ tiêu dùng so với GDP của Việt Nam đạt khoảng trên 70%, thuộc loại cao so với các nước trong khu vực như Singapore 57%, Malaysia 59%, Thái Lan 68%... cũng là một trong những yếu tố tạo nên sự gia tăng mạnh trong tiêu dùng trong nước của Việt Nam. Bên cạnh đó, mới đây tập đoàn tư vấn hàng đầu thế giới AT Kearney cũng đã đưa ra đánh giá Việt Nam là thị trường bán lẻ đứng thứ ba thế giới với chỉ số phát triển bán lẻ chung (Global Retail Development Index - GRDI) đạt 84/100 điểm, vượt qua Trung Quốc và chỉ đứng sau Ấn Độ và Nga. Những điều này cho thấy sức mua hàng hoá của người tiêu dùng Việt Nam đã và đang có xu hướng tăng trưởng rất nhanh. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam học tập kinh nghiệm cũng như phải cải tiến nâng cao chất lượng, mẫu mã.
3.2.2. Xu hướng thay đổi trong cách thức mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam. Nam.
Sự thay đổi này diễn ra khá mạnh ở Việt Nam trong những năm qua và đang cho thấy xu hướng chuyển dịch mạnh từ việc mua sắm trong các khu chợ truyền thống sang các siêu thị, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Trong một cuộc điều tra mới đây được thực hiện ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, có tới 70% người dân ở thành phố Hồ Chí Minh và 20% ở Hà Nội cho rằng họ thích mua sắm ở các siêu thị hơn là ở các khu chợ truyền thống ngoài trời. Theo dự đoán, trong mười năm tới, con số này có thể tăng lên tương ứng là 90% ở Thành phố Hồ Chí Minh và 50% ở Hà Nội. Điều này cho thấy sự thay đổi khá nhanh và mạnh trong cách thức của người dân Việt Nam đối với việc mua sắm hàng hoá. Đã có ngày càng nhiều người tiêu dùng Việt Nam có nhu cầu mua sắm theo kiểu "một lần dừng nhưng mua được nhiều hàng".