BigC Thăng Long

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong hệ thống phân phối tại thị trường nội địa thời kỳ hậu WTO.doc (Trang 47 - 48)

- Hoạt động tài chính kém hiệu quả, tiềm ẩn những nhân tố thiếu an toàn trong kinh doanh Bộ phận vốn chủ sở hữu giảm dần, trong đó nợ chiếm

2.2.2.2.BigC Thăng Long

Trung tâm thương mại bán lẻ lớn nhất Việt Nam - Big C Thăng Long - có diện tích 12.000m2 và tổng vốn đầu tư 12 triệu USD mở cửa đón công chúng từ ngày 21/1/2005. Đây là sự kết hợp của hệ thống cửa hàng bán lẻ với gian bán thực phẩm lấy thẳng từ nhà sản xuất nhằm cung cấp hàng hóa chất lượng cao với giá cả hợp lý [5].

Siêu thị bày bán 4 nhóm hàng hoá chính, gồm thực phẩm tươi sống, hàng có sức tiêu dùng lớn, may mặc và bách hoá. Nhóm thứ nhất đóng góp khoảng 20% doanh thu, với các sản phẩm như thịt, hải sản, rau, đồ sơ chế và đồ ăn nấu sẵn, các sản phẩm sữa, đồ đông lạnh, bánh mỳ và các thực phẩm tươi khác. Các mặt hàng có sức tiêu dùng lớn gồm đồ ăn khô, các loại gia vị, đồ uống, bánh, rượu, hóa chất thực phẩm, đồ ăn cho vật nuôi, mỹ phẩm, đóng góp khoảng 40% doanh thu. Nhóm hàng may mặc chiếm khoảng 15% doanh thu. Phần hàng bách hoá bao gồm điện máy, đồ gia dụng, dụng cụ thể thao, đồ chơi, hàng văn phòng phẩm và các dụng cụ sửa chữa…chiếm khoảng 25% doanh thu siêu thị.

Big C Thăng Long bán các mặt hàng sản xuất trong, ngoài nước và cả hàng mang thương hiệu Big C. Song một điểm đáng chú ý là Big C Thăng Long tập trung vào phân phối các sản phẩm nội địa của Việt Nam - với 90% hàng hóa là hàng “made in Vietnam”. Chiến lược của Big C là “đẩy mạnh sự phát triển của hệ thống lưu thông phân phối nội địa bằng cách sử dụng sản phẩm và nhân lực tại chỗ”. Số nhân viên Việt chiếm tới 99% số lao động trong hệ thống Big C Việt Nam [18].

Bên ngoài siêu thị Big C, trên khu đất rộng 7,5 ha, một tổ hợp đa chức năng gồm trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, văn phòng và cả nhà cho thuê của tập đoàn Bourbon sẽ hình thành trong thời gian tới, với mục tiêu mang đến cho người dân một phong cách mới - ''tất cả trong một'' (mua ở đây, ăn ở đây, chơi ở đây...).

Xuất xứ từ Thái Lan, Công ty Supercenter Big C hiện điều hành 40 siêu thị Big C tại Thái Lan và 4 tại Việt Nam, tính cả Big C Thăng Long. "Big" mang ý nghĩa "trung tâm khổng lồ". "C" ở đây là "customers", nghĩa là "khách hàng".

Công ty Supercenter Big C nằm trong tập đoàn Bourbon, một nhà đầu tư quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ hàng hải và lĩnh vực lưu thông hiện đại. Hiện tập đoàn Bourbon đã có 8 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn gần 280 triệu USD. Đối tác chính của Bourbon trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị, tập đoàn Casino, hiện quản lý 860 siêu thị tại 15 nước trên thế giới. Ngoài Big C, một thương hiệu khác của Bourbon là Jumbo Score, hệ thống 13 đại siêu thị và 27 siêu thị ở các quần đảo Ấn Độ Dương.

Big C đang xây dựng hệ thống “xuất nhập khẩu nội bộ tập đoàn”, qua đó cho phép hàng hóa của Big C Việt Nam được xuất khẩu sang các siêu thị Casino và Jumbo Score và ngược lại (với hệ thống này, hàng hoá sản xuất tại Việt Nam có cơ hội được biết đến nhiều hơn ở nước ngoài – do được bán dưới “nhãn” Big C, hơn nữa, Big C Thăng Long cũng có được lợi thế rất lớn về giá cả khi nhập hàng thông qua hệ thống xuất nhập khẩu nội bộ này).

Với khoảng 1.500 người lao động đang làm việc trong hệ thống Big C Việt Nam, doanh thu ước tính của tập đoàn tại Việt Nam trong năm 2005 khoảng 800 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong hệ thống phân phối tại thị trường nội địa thời kỳ hậu WTO.doc (Trang 47 - 48)