Cơ hội đối với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong hệ thống phân phối tại thị trường nội địa thời kỳ hậu WTO.doc (Trang 65 - 66)

- Hoạt động tài chính kém hiệu quả, tiềm ẩn những nhân tố thiếu an toàn trong kinh doanh Bộ phận vốn chủ sở hữu giảm dần, trong đó nợ chiếm

3.1.2.1. Cơ hội đối với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

Mở cửa thị trường bán lẻ là cơ hội tốt để hình thành một thị trường nội địa hoạt động lành mạnh, phát triển đa dạng và tiếp cận được trình độ hiện đại của thế giới. Mặc dù các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phân phối trong nước sẽ phải chịu nhiều sức ép về cạnh tranh hơn trước rất nhiều do phải cạnh tranh với ngày càng nhiều tập đoàn phân phối lớn của nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam, nhưng chính sức ép này cũng là áp lực và động lực để họ đổi mới phương thức kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ và năng lực cạnh tranh của mình trong môi trường cạnh tranh mới để phát triển một cách ổn định và bền vững hơn. Có thể một số doanh nghiệp phân phối nhỏ sẽ phải đóng cửa hoặc chuyển hướng kinh doanh nhưng nếu xét trên bình diện quốc gia, lợi ích và hiệu quả xã hội sẽ được nâng lên vì lúc này thị trường dịch vụ phân phối trong nước vẫn sẽ được bảo đảm đáp ứng bởi các doanh nghiệp mạnh hơn, kinh doanh hiệu quả hơn.

Môi trường kinh doanh và đầu tư được cải thiện, các doanh nghiệp có thêm nhiều điều kiện để tiếp cận nguồn vốn quốc tế với nhiều hình thức đa dạng. Hiện nay, nguồn tài chính còn là điểm nóng đối với các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam. Vì vậy, tận dụng được các nguồn vốn vay ưu đãi chính thức, vay thương mại, các nguồn viện trợ của nước ngoài, các chương trình dự án hỗ trợ phát triển là con đường lựa chọn thích hợp.

Các doanh nghiệp phân phối bán lẻ có cơ hội tiếp cận nhanh chóng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại thông qua con đường chuyển giao công nghệ, rút ngắn các bước đi dò dẫm, giảm chi phí trong công tác nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, thông qua nhiều con đườngnhư thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ... các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam có thể tiếp nhận nhanh chóng công nghệ, kỹ thuật hiện đại, nâng cao năng suất lao động, cải tiến chất lượng sản phẩm, bảo vệ thị trường nội địa và chủ động tham gia thịt rường quốc tế.

Các doanh nghiệp phân phối bán lẻ có điều kiện tham gia nhanh chóng vào phân công lao động quốc tế theo các dây chuyền sản xuất hoặc các công đoạn kinh doanh của các doanh nghiệp lớn. Với việc gia nhập WTO, sự vận động của các yếu tố nguồn lực cũng bắt đầu mang tính chuyên môn hóa trên cấp độ quốc tế, và lao động cũng là một yếu tố quan trọng trong việc phân bổ các nguồn lực.

Các doanh nghiệp phân phối bán lẻ có khả năng tiếp cận, học hỏi những kinh nghiệm và kỹ năng quản lý tiên tiến của thế giới. Một trong những điều kiện để thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa là sự phát triển của công nghệ thông tin – viễn thông. Kết quả của hệ thống thông tin toàn cầu còn là điều kiện để nâng cao dân trí, mở rộng giao lưu giữa các dòng văn hóa, các dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp xúc với một thế giới mở, nâng cao năng lực đổi mới và hiện đại hóa công tác quản lý, trao đổi những tri thức và kinh nghiệm đã được tìm tòi, đúc kết từ bao đời, hưởng thụ nền văn minh nhân loại, tiết kiệm thời gian và nguồn lực. Đồng thời xu thế cạnh tranh của nền kinh tế dựa vào trí tuệ cũng là cơ hội tiềm tàng có nhiều hứa hẹn đối với những nền kinh tế non trẻ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong hệ thống phân phối tại thị trường nội địa thời kỳ hậu WTO.doc (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w