Cần tạo ra quan hệ tài chính lành mạnh và tích cực giữa doanh nghiệp (người cần vay vốn) với các ngân hàng phân phối bán lẻ và các tổ chức tà

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong hệ thống phân phối tại thị trường nội địa thời kỳ hậu WTO.doc (Trang 76 - 79)

chính tín dụng (người cần cho vay vốn), trong đó đặc biệt quan trọng là sự phối hợp hoạt động bằng nhiều hình thức nhằm tạo cơ hội tăng cường tác dụng của hệ thống tài chính chính thức và giám sát hiệu quả sự dụng vốn doanh nghiệp.

3.4.2.2. Các biện pháp giảm chi phí kinh doanh

Chi phí kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ. Nó bao gồm từ chi phí nghiên cứu thị trường tạo nguồn mua hàng, dự trữ, bán hàng, quảng cáo, xúc tiến bán hàng, chi phí dịch vụ và bảo hành hàng hóa. Chi phí kinh doanh là cơ sở cho việc định giá các mặt hàng kinh doanh. Một doanh nghiệp phân phối bán lẻ muốn đề ra một mức giá có thể trang trải cho mọi phí tổn về mua hàng, phân phối bán sản phẩm… và cả một tỷ lệ lãi hợp lý cho những nỗ lực và rủi ro của mình thì phải xem xét cẩn thận các chi phí của mình. Nếu chi phí của doanh nghiệp cao hơn chi phí của những đối thủ cạnh tranh thì khi tiếp thị và bán một mặt hàng tương đương, doanh nghiệp sẽ phải đề ra một mức giá cao hơn của đối thủ cạnh tranh hoặc thu lãi ít hơn và phải ở vào thế bất lợi hơn trong quá trình cạnh tranh.

Trong chi phí kinh doanh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ thì chi phí lưu thông hàng hóa là bộ phận chi phí quan trọng nhất, nó bao gồm các khoản chi để đảm bảo đưa hàng hóa từ nơi sản xuất hoặc nơi mua đến người tiêu dùng. Đối với các doanh nghiệp phân phối bán lẻ, việc tăng cường công tác tổ chức quản lý kinh doanh, tìm hiểu thị hiếu nhu cầu người tiêu dùng nhằm kinh doanh những hàng hóa thị trường cần, với giá cả hợp lý nhưng vẫn đảm bảo mức lãi hợp lý cho doanh nghiệp, cần đặt thành vấn đề trọng yếu.

Tiết kiệm hợp lý chi phí lưu thông hàng hóa là con đường cơ bản để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có thể hạ thấp giá bán nhưng vẫn đảm bảo mức lãi thỏa đáng, từ đó doanh nghiệp có khả năng đứng vững trong cạnh tranh.

Do vậy, để hạ thấp chi phí lưu thông hàng hóa nói chung doanh nghiệp cần tiến hành theo các hướng chủ yếu sau:

Thứ nhất, chọn địa bàn kinh doanh, xây dựng hệ thống kho tàng, cửa hàng, cửa hiệu hợp lý nhằm đảm bảo chi phí vận chuyển, dự trữ và bảo quản hàng hóa thấp, đồng thời thuận tiện cho việc mua bán, đi lại của khách hàng. Rút ngắn quãng đường vận tải bình quân và lựa chọn đúng phương tiện vận tải hàng hóa; kết hợp chặt chẽ mua và bán, chủ động tiến hành các hoạt động dịch vụ; phân bố hợp lý mạng lưới kinh doanh tạo cho hàng hóa có đường vận chuyển hợp lý và ngắn nhất; chuẩn bị tốt chào hàng, đóng gói hàng hóa và bao bì phù hợp; tổ chức tốt công tác bốc dỡ hàng hóa ở hai đầu tuyến vận chuyển và hợp tác chặt chẽ với cơ quan vận chuyển, sử dụng phương thức vận chuyển tiên tiến.

Thứ hai, cần có các biện pháp giảm chi phí bảo quản, thu mua, tiêu thụ: tổ chức bộ máy kinh doanh và mạng lưới kinh doanh có quy mô phù hợp với khối lượng hàng hóa luân chuyển, tăng cường quản lý và sử dụng tốt tài sản dùng trong kinh doanh, thực hiện đúng kỷ luật tài chính tín dụng; áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới trong bảo quản hàng hóa, tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ của những người làm công tác kho.

Thứ ba, các biện pháp giảm chi phí hao hụt hàng hóa, hao hụt hàng hóa có nhiều khâu, nhiều yếu tố, đặc biệt phải quan tâm đến điều kiện kỹ thuật. Để giảm hao hụt hàng hóa có thể áp dụng các biện pháp sau: kiểm tra chặt chẽ số lượng, chất lượng hàng hóa nhập kho; có sự phân loại hàng hóa và biện pháp bảo quản thích hợp ngay từ đầu; cải tiến kỹ thuật bảo quản hàng hóa ở kho, trạm, cửa hàng; củng cố và hoàn thiện kho hàng, vật liệu che đậy, kê lót, các trang thiết bị của kho; xây dựng các định mức hao hụt và quản lý chặt chẽ các khâu, các yếu tố có liên quan đến hao hụt tự nhiên; tăng cường bồi dưỡng kỹ thuật bảo quản và tinh thần trách nhiệm của nhân viên bảo quản, bảo vệ hàng hóa.

Thứ tư, cải tiến phương thức kinh doanh phục vụ, vận dụng tốt chế độ khoán, đấu thầu vừa giải quyết thỏa đáng các mặt lợi ích giữa nhân viên và doanh nghiệp, vừa chú ý hạ thấp mức chi phí lưu thông hàng hóa.

Để tiết kiệm chi phí lưu thông hàng hóa, doanh nghiệp cần khéo léo kết hợp giữa việc vận dụng quy luật giá trị, các đòn bảy kinh tế với việc động viên mọi người, mọi bộ phận trong doanh nghiệp tham gia vào công tác quản lý chi phí.

3.4.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Xu thế của lợi thế cạnh tranh trong tương lai không còn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên, vốn – tài chính, mà bắt đầu tùy thuộc rất lớn vào hàm lượng tri thức chứa đựng trong giá trị sản phẩm. Các nhân tố về con người luôn được coi là lợi thế cạnh tranh không thể sao chép.

Quá trình cạnh tranh và hội nhập đòi hỏi nền kinh tế nói chung, các doanh nghiệp nói riêng phải có đội ngũ các nhà kinh doanh đủ sức nắm bắt cơ hội để thực hiện và phát triển kinh doanh dài hạn. Thực tiễn nghiên cứu cho thấy, đội ngũ cán bộ và nhân viên kinh doanh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ ở nước ta còn bộc lộ nhiều khiếm diện. Theo logic lập luận thì sự tụt hậu của nước ta so với các nước trong khu vực thể hiện trên cả hai phương diện: công nghệ và trình độ quản lý, trong đó yếu tố trình độ quản lý phải được đặt lên đúng tầm của nó vì công nghệ hiện đại đôi khi làm thiệt hại lớn hơn nếu đi kèm với nó là sự quản lý tồi. Vì vậy, để có được đội ngũ cán bộ và nhân viên kinh doanh thương mại đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường mở cửa, cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong hệ thống phân phối tại thị trường nội địa thời kỳ hậu WTO.doc (Trang 76 - 79)