- Hoạt động tài chính kém hiệu quả, tiềm ẩn những nhân tố thiếu an toàn trong kinh doanh Bộ phận vốn chủ sở hữu giảm dần, trong đó nợ chiếm
2.2.3.4. Am hiểu tập quán mua bán, thói quen của khách hàng
Các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế về việc am hiểu tập quán mua bán và thói quen của khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm kinh doanh trên thị trường, đồng thời đóng vai trò là người tiêu dùng Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam hơn ai hết hiểu rất rõ về tập quán và thói quen mua bán của khách hàng nội địa từ đó có những chiến lược, cách thức kinh doanh phù hợp nhất. Khác với các nước khác, người tiêu dùng Việt Nam vẫn có thói quen mua sắm hàng ngày chứ không mua hàng vào cuối tuần để dùng trong nhiều ngày. Đây chính là điểm khác biệt lớn và các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng để chọn các địa điểm kinh doanh thuận tiện để khách hàng có thể ghé mua hàng thường xuyên. Ngoài ra còn rất nhiều thói quen, sở thích, thị hiếu khác về chủng loại hàng, cách trang trí cửa hàng, mẫu mã, bao gói... riêng của khách hàng Việt Nam mà doanh nghiệp trong nước có thể nắm bắt tốt hơn trong giai đoạn hiện tại so với các tập đoàn nước ngoài để tận dụng như một lợi thế trong cuộc cạnh tranh cam go trên thị trường phân phối bán lẻ.
Vậy thì doanh nghiệp phải làm gì? Điều quan trọng là doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ cần nắm bắt tốt các mô hình bán lẻ trên thế giới và định hướng đúng hình thức đầu tư sao cho phù hợp với đặc trưng của thị trường nội địa. Đây là lợi thế cạnh tranh duy nhất. Các đại gia quốc tế dù có phung phí tiền bạc cho công tác nghiên cứu thị trường, thì cũng không ai hiểu sân nhà bằng chính doanh nghiệp trong nước.
Đặc điểm thị trường địa phương sẽ là yếu tố quyết định thành công cho mô hình bán lẻ. Chắc hẳn nhiều người vẫn còn nhớ sự xuất hiện rồi nhanh chóng biến mất của các cửa hàng tiện lợi Masan, Daily. Mô hình các cửa hàng tiện lợi vốn rất phổ biến trên thế giới đã không thích hợp với thị trường Việt Nam vào thời điểm đó!
Nhà đầu tư đã lựa chọn mô hình bán lẻ cao cấp cho một thị trường tiêu dùng thấp. Cửa hàng tiện lợi được xem là cao nhất trong các mô hình bán lẻ vì giá bán ở đây cao, người tiêu dùng phải trả thêm cho yếu tố tiện lợi. Tiện lợi ở đây nên được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm: địa điểm, sản phẩm bày bán, cách thức phục vụ…
Ở Việt Nam vẫn có phân khúc tiêu dùng cao cấp như thế, nhưng vào thời điểm đó lại chưa đủ lớn. Yếu tố văn hóa và hành vi tiêu dùng địa phương vẫn chưa được phân tích cặn kẽ. Phần lớn người tiêu dùng Việt Nam đi xe gắn máy, nên việc tấp xe lên lề đường để ghé vào các cửa hiệu tạp hóa là hết sức thuận tiện. Vậy tại sao họ phải trả giá cao hơn cho các cửa hàng tiện lợi như đã kể trên?
Thời gian hoàn vốn cũng là một yếu tố cần xem xét. Người Việt Nam vốn quá quen với văn hóa chợ và cửa hàng tạp hóa. Vì thế, để người tiêu dùng có thể thay đổi hành vi mua sắm ở các cửa hàng bán lẻ hiện đại, họ cần thời gian thích nghi. Yếu tố này thường dễ làm các nhà đầu tư nản lòng.
Các nghiên cứu và phân tích cho thấy trong các mô hình bán lẻ hiện đại, các mô hình giá thấp (như Supermarket, Hypermarket…) dường như thích hợp với hiện trạng tiêu dùng của Việt Nam hơn các mô hình giá cao (Department store, Convenience store). Giá thấp ở đây được hiểu là so sánh giữa các mô hình bán lẻ hiện đại, chứ không phải với các mô hình truyền thống như chợ, cửa hàng tạp hóa.
Sự tồn tại và phát triển của hệ thống Saigon Co.op, Maximark, Metro… có thể ủng hộ thêm lập luận này. Các mô hình bán lẻ hiện đại giá cao cần được phát triển chọn lọc và chấp nhận thách thức cùng thời gian. Các doanh nghiệp Việt Nam đang có ý định thâm nhập ngành bán lẻ nên cẩn thận với mô hình cửa hàng tiện lợi và chọn lựa thật kỹ trước khi đưa ra quyết định chiến lược này.