Năng lực R&D

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong hệ thống phân phối tại thị trường nội địa thời kỳ hậu WTO.doc (Trang 57 - 58)

- Hoạt động tài chính kém hiệu quả, tiềm ẩn những nhân tố thiếu an toàn trong kinh doanh Bộ phận vốn chủ sở hữu giảm dần, trong đó nợ chiếm

2.2.3.5.Năng lực R&D

Chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới (R&D) là chi phí quan trọng trong nền kinh tế hiện đại, bởi các doanh nghiệp muốn tồn tại, có sức cạnh tranh thì cần phải biết đổi mới mình. Do đó, đối với hầu hết các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trên thế giới hiện nay, nhất là tại các nước phát triển chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu chi phí nhằm đầu tư nghiên cứu các công nghệ kỹ thuật mới, nâng cao chất lượng và năng suất lao động hay tạo ra các sản phẩm mới, độc đáo, hiện đại, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng, qua đó làm tăng hiệu quả kinh doanh và tạo một vị trí vững chắc trên thị trường.

Tỷ lệ chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam theo kết quả điều tra vào năm 2004 như sau [10,tr.168]:

+ Từ 0-10%: 52,0% + Từ 11-20%: 11,4% + Từ 21-30%: 4,0% + Từ 31-40%: 0,6% + Không trả lời: 32,0%

Đa số các doanh nghiệp chi cho R&D ở mức thấp (0-10%) là chủ yếu. Số doanh nghiệp chi cho R&D từ 21 - 30% chỉ là 4,0% và từ 31- 40% còn thấp hơn, chỉ có 0,6%. Kết quả này cho thấy các doanh nghiệp thương mại Việt Nam nói chung, doanh nghiệp phân phối bán lẻ nói riêng chưa chú trọng công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Thực tế là nhiều doanh nghiệp chưa có chiến lược kinh doanh, trong điều hành chủ yếu vẫn là “xử lý tình huống” với công việc hàng ngày, chưa thấy được yêu cầu của quản lý hiện đại nên chưa chú ý đến công tác nghiên cứu và phát triển. Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão hiện nay, khi các doanh nghiệp trên thế giới rất chú trọng công tác nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới trong quản lý và kinh doanh, thì doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa dành cho R&D một sự quan tâm xứng đáng. Đây là một hạn chế lớn của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp phân phối bán lẻ nói riêng. Không đầu tư xứng đáng cho R&D, các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam mãi đi sau trong việc áp dụng khoa học công nghệ trong kinh doanh, đồng nghĩa với việc sử dụng công nghệ kỹ thuật lạc hậu, không hiệu quả, phương thức kinh doanh lạc hậu. Điều đó làm tăng chi phí, giảm hiệu quả kinh doanh...và từ đó làm giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong hệ thống phân phối tại thị trường nội địa thời kỳ hậu WTO.doc (Trang 57 - 58)