Chính sách kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong hệ thống phân phối tại thị trường nội địa thời kỳ hậu WTO.doc (Trang 73 - 76)

- Hoạt động tài chính kém hiệu quả, tiềm ẩn những nhân tố thiếu an toàn trong kinh doanh Bộ phận vốn chủ sở hữu giảm dần, trong đó nợ chiếm

3.4.1.2.Chính sách kinh tế

- Tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong các khâu cấp đất, giải phóng mặt bằng, cấp phép xây dựng... bảo đảm nhanh chóng và thuận tiện để các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước có thể chớp thời cơ và có đủ thời gian để củng cố, phát triển hệ thống của mình trước khi các nhà phân phối nước ngoài tham gia vào thị trường một cách rộng rãi. Đây có thể coi là một trong những biện pháp cấp bách cần thực hiện để tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp phân phối trong nước trong cả thời gian trước mắt cũng như lâu dài.

- Khẩn trương tiến hành rà soát để bổ sung, hoàn thiện hệ thống các qui hoạch phát triển các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, đặc biệt là hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị... để định hướng cho các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước triển khai kế hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh một cách hiệu quả. Quy hoạch phát triển các khu trung tâm thương mại, siêu thị một cách hợp lý cần được coi là một công cụ can thiệp chủ yếu của Nhà nước để tạo nên sự dịch chuyển một cách hiệu quả cho thị trường phân phối của Việt Nam.

- Có chính sách khuyến khích để các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước đẩy nhanh quá trình liên kết, tích tụ và tập trung nguồn lực để hình thành các tập đoàn phân phối có qui mô lớn, tiềm lực mạnh, đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn phân phối nước ngoài khi gia nhập vào thị trường Việt Nam. Chọn một số nhà phân phối bán lẻ lớn, có tiềm năng và hỗ trợ về nhiều mặt để họ có thể trở thành những tập đoàn bán lẻ mạnh, đủ khả năng làm đối trọng với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài.

Xem xét việc thành lập Quĩ phát triển kết cấu hạ tầng thương mại với sự tham gia đóng góp của cả nhà nước, doanh nghiệp phân phối và nhà sản xuất hàng hoá để tạo nên mối gắn kết chặt chẽ hơn trong hệ thống phân phối trong nước.

- Đối với thuế nhập khẩu các trang thiết bị phục vụ cho quá trình kinh doanh (thang cuốn, hệ thống lạnh, quầy, kệ trưng bày hàng máy tính tiền, xe nâng hàng…) được miễn thuế như nhà đầu tư nước ngoài cùng lĩnh vực hoặc như các doanh nghiệp sản xuất có dự án thuộc diện khuyến khích đầu tư. Đối với thuế thu nhập, cần được áp dụng miễn giảm theo luật như các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp sản xuất có dự án thuộc diện khuyến khích đầu tư.

Đối với các doanh nghiệp phát triển theo “chuỗi”, kinh doanh qua mạng, cải tiến phương pháp quản trị hiện đại dựa trên ứng dụng các tiến bộ của Công nghệ thông tin… cần có thêm chính sách ưu tiên về thuế thu nhập để hỗ trợ họ tích tụ vốn phục vụ cho quá trình phát triển (như “giãn” nộp, miễn nộp có thời hạn nếu sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư phát triển hạ tầng thương mại).

- Cho phép doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp có phần vốn sở hữu nhà nước) được điều chuyển, hoán đổi, sang nhượng… các cơ sở (kho tàng, cửa hàng, bến bãi…) không phù hợp với điều kiện kinh doanh mới để khai thác tối đa nguồn lực hiện có cho qua trình hiện đại hoá hạ tầng, tích tụ và tập trung vốn.

- Sử dụng các nguồn vốn trong và ngoài nước để hỗ trợ cho công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp. Có chương trình hỗ trợ đổi mới đội ngũ giáo viên và giáo trình của một số trường đại học kinh tế, trường cao đẳng, dạy nghề kịp với xu hướng của khu vực và thế giới trong lĩnh vực phân phối để đáp ứng nhu cầu đổi mới chất lượng nguồn nhân lực về lâu dài.

- Tổ chức hệ thống thông tin, cập nhật, phân tích và dự báo xu hướng phát triển của thị trường, nhu cầu tiêu dùng, thói quen mua sắm, cơ cấu hệ thống phân phối… để trao đổi, tư vấn, cung cấp thông tin định hướng cho doanh nghiệp. Ngoài ra, có thể thông qua các tổ chức và cá nhân nghiên cứu, dự báo thị trường để đặt hàng với nhà thương mại và nhà thương mại đặt hàng với nhà sản xuất.

- Hoàn thiện cơ chế tổ chức, qui chế hoạt động của các hiệp hội theo nguyên tắc tự nguyện để thành lập các hiệp hội bán buôn, bán lẻ, chợ, siêu thị nhằm giúp các hội viên chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin, tìm kiếm cơ hội, tạo mối liên doanh, liên kết, hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại trong nước, đẩy mạnh hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu…; đồng thời thông qua hiệp hội để kiến nghị và tham gia vào quá trình xây dựng chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước.

- Một yêu cầu khá cấp bách đang được đặt ra hiện nay là vấn đề tiêu chuẩn hóa và kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính phủ cần xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng hàng hoá trên thị trường với một chuẩn mực thống nhất trong cả nước. Công tác này phải do những cơ quan chuyên trách đảm nhiệm, tránh sự chồng chéo gây khó khăn cho lưu thông. Đồng thời, Chính phủ nên có quy định thống nhất về hệ thống mã vạch cho sản phẩm...

- Chính phủ cần xây dựng hệ thống thông tin nhanh chóng và có hiệu quả cho các doanh nghiệp và các thương nhân và tạo điều kiện dễ dàng để họ tiếp cận mạng Internet, các mạng Vietnet, Vitranet...

- Chính phủ Việt Nam cũng cần sớm nghiên cứu để xây dựng những qui định, nguyên tắc về đánh giá nhu cầu thực tế khi xem xét các đề nghị mở từ điểm bán lẻ thứ hai trở đi của các nhà đầu tư nước ngoài theo đúng các cam kết trong WTO để vừa bảo đảm sự công bằng giữa các nhà đầu tư tham gia thị trường vừa hạn chế được áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước trên những khu vực địa lý nhất định, đồng thời bảo đảm được lợi ích chung của xã hội.

- Thiết lập và củng cố hệ thống phân phối nòng cốt của doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng quan trọng hoặc đặc thù, trong đó chú trọng đến việc xây dựng các trung tâm phân phối, các kho hàng, tổ chức hệ thống phân phối trực thuộc doanh nghiệp hoặc làm đại lý cho doanh nghiệp, xử lý hài hoà lợi ích các khâu, các bộ phận tham gia trong cả chuỗi phân phối…

- Chính phủ cần có chính sách ưu đãi tín dụng và thành lập Quỹ Phát triển thị trường nội địa với sự tham gia của nhiều nguồn vốn để hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối bán lẻ.

- Nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của chính phủ các nước đã thành công trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước trước sự cạnh tranh của các tập đoàn phân phối nước ngoài như Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc và áp dụng một cách linh hoạt và phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong hệ thống phân phối tại thị trường nội địa thời kỳ hậu WTO.doc (Trang 73 - 76)