PHÁT NHẰM ỔN ĐỊNH TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU KIỆN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu lý thuyết tiền tệ tín dụng (Trang 36 - 38)

- Khối tiền tài sản (M3) bao gồm: + M

4 Lạm phát 1 Định nghĩa :

PHÁT NHẰM ỔN ĐỊNH TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU KIỆN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

HIỆN NAY

Việt Nam đã trải qua thời kỳ lạm phát cao kéo dài với những ảnh hưởng nặng nề trong suốt thập kỷ 80, được coi như là hậu quả tất yếu của cơ chế quản lý kinh tế thiếu hiệu quả và tình trạng bao cấp tràn lan. Mặc dù lạm phát đã được kiềm chế ở mức một con số Trong những năm 90, nhưng sự bất ổn của nó cùng với những biểu hiện lạm phát cao gần đây đặt ra nhiều vấn đề cho các nhà làm chính sách. Căn cứ vào mức độ, tính chất và Nguyên nhân chủ yếu của lạm phát ở Việt Nam có thể được chia thành các giai đoạn như sau:

1. Giai đoạn 1976 - 1980

Lạm phát ở Việt Nam là lạm phát “ngầm” nghĩa là tuy chỉ số giá cả ở thị trường có tổ chức tăng không nhiều bởi chính sách kiềm chế giá cả, nhưng chỉ số này ở thị trường tự do lại tăng khá cao. Mặc dù vậy, mức giá cả chung tăng với tốc độ chậm bởi vào thời gian này ở khu vực thị trường có tổ chức chiếm tỷ trọng quyết định trong cung cấp hàng hóa tiêu dùng cho xã hội và thói quen hạn chế tiêu dùng trong chiến tranh,

điều này làm giảm sự căng thẳng trong quan hệ cung cầu hàng hóa. Tuy nhiên, tình trạng phát hành bù đắp sự thiếu hụt của Ngân sách Nhà nước liên tục với số lượng lớn nhằm bù lỗ, bù giá và thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội đã làm cho mức giá chung thời kỳ 1976-1980 tăng 2,62 lần trong khi tổng sản lượng thực tế tăng 5,8%, thu nhập quốc dân tăng 1,5%.

2. Giai đoạn 1980-1989

Đây là thời kỳ lạm phát phi mã với chỉ số giá cả thưởng xuyên ở mức 3 con số. Giá cả ở thị trường có tổ chức và thị trường tự do đều tăng mạnh. Trong đó giá cả thị trường tự do tăng nhanh hơn kéo theo sự điều chỉnh giá trên thị trường có tổ chức. Những ảnh hưởng lạm phát bao trùm lên tất cả các lĩnh vực: sản xuất, tiêu dùng, tài chính tín dụng, đời sống nhân dân và sự ổn định của chế độ chính trị. Nguyên nhân chủ yếu của lạm phát thời kỳ này là do nhu cầu có khả năng thanh toán tăng lên vượt xa so với khả năng cung ứng hàng hoá của xã hội. Lạm phát còn xuất phát từ sự thiếu hiệu quả trong kinh doanh do sử dụng lao động và phân bổ các nguồn lực xã hội không hợp lý, không tôn trọng yêu cầu hạch toán kinh tế dẫn đến làm tăng giá thành sản phẩm và làm suy giảm mức sản lượng thực tế. Tuy nhiên nguyên nhân sâu xa của tất cả các vấn đề trên là do cơ chế quản lý kinh tế quan liêu, mệnh lệnh dựa trên chế độ công hữu và Nhà nước nắm độc quyền trên tất cả các lĩnh vực.

3. Giai đoạn 1990-2006

Trong giai đoạn này Chính phù đã thực hiện đồng thời các giải pháp, trước hết là các biện pháp hạn chế sự tăng cầu quá mức đã được áp dụng đem lại kết quả tức thời: hạn chế chi tiêu ngân sách, khơi tăng nguồn thu, giảm bội chi, hạn chế và tiến tới ngừng phát hành tiền bù đắp thiếu hụt ngân sách (từ năm 1992). Chính sách tiền tệ khan hiếm bắt đầu được sử dụng để kiểm soát lượng cung tiền, cùng với sự thay đổi trong khái niệm về tiền tệ cũng như quản lý tiền tệ, hệ thống ngân hàng đã được cải tiến theo hướng hiệu quả và chất lượng nhằm tăng cường hiệu lực của chính sách tiền tệ. Chính sách lãi suất cao được áp dụng, lần đầu tiên sau nhiều thập kỳ người gửi tiền

tiết kiệm nhận được mức lãi suất dương. Các giải pháp chiến lược nhằm tạo sự ổn định tiền tệ vững chắc vẫn tiếp tục được hoàn thiện trong suốt những năm của thập kỷ 90 và những năm đầu của thế kỳ 21: tăng cường hiệu lực chính sách tiền tệ, kết hợp với việc điều chỉnh hợp lý tỷ giá ngoại tệ, cải cách chính sách tài khoá, chính sách thuế, thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước một cách triệt để là cơ sở để duy trì mức lạm phát vừa phải trong suốt những năm 1990-2006.

Một phần của tài liệu lý thuyết tiền tệ tín dụng (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w