Vai trò của tín dụng:

Một phần của tài liệu lý thuyết tiền tệ tín dụng (Trang 54 - 57)

- Phân phối lại vốn: Trên cơ sở quỹ cho vay đã có, tín dụng tiến hành phân phối cho các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu cần bổ sung vốn và đủ điều kiện vay

4. Vai trò của tín dụng:

4.1. Góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển

Vai trò này được thực hiện trên các nội dung sau:

* Nhờ nguồn vốn tín dụng, các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh không những đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh bình thường mà còn mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, đảm bảo sự phát triển liên tục của sản xuất và lưu thông hàng hóa.

* Trong quá trình hoạt động của các chủ thể kinh tế, tín dụng đã góp phần đẩy nhanh quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi để duy trì mối quan hệ giữa sản

xuất, lưu thông hàng hóa và tiêu dùng xã hội. Chính vì vậy, tín dụng đã làm cho lưu thông hàng hóa không những được mở rộng ở trong nước mà còn ra thị trường quốc tế.

* Tín dụng góp phần điều chỉnh quy mô sản xuất kinh doanh, cơ cấu lại kinh tế của các doanh nghiệp, vùng và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Từ đó sẽ phát huy được năng lực sản xuất kinh doanh một cách tốt nhất.

* Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn trong từng chủ thể sản xuất kinh doanh, trong từng ngành….từ đó tạo ra những doanh nghiệp, tập đoàn lớn, làm nòng cốt cho sự phát triển kinh tế của quốc gia.

* Bên cạnh những tác động trên, tín dụng quốc tế còn làm cho quá trình chuyển giao công nghệ giữa các nước thực hiện nhanh hơn. Nó góp phần làm cho các nước chậm phát triển và đang phát triển trong một thời gian ngắn có thể có được một nền sản xuất với công nghệ cao, mà các nước phát triển trước đây có được như thế đã phải mất tới hàng trăm năm.

Như vậy, tín dụng đã góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển nhanh chóng, đó là điều không thể phủ nhận.

4.2. Tín dụng là công cụ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước

Vai trò này được thực hiện trên các phương diện:

* Nhà nước thường xuyên sử dụng tín dụng làm phương tiện cân đối thu chi ngân sách nhà nước, góp phần đảm bảo các nguồn lực tài chính để thực thi các chính sách kinh tế - xã hội.

* Thông qua việc thay đổi và điều chỉnh các điều kiện và lãi suất tín dụng, Nhà nước có thể thay đổi được quy mô tín dụng hoặc chuyển hướng vận động của nguồn vốn tín dụng. Nhờ đó mà có thể thúc đẩy hoặc hạn chế sự phát triển của một số ngành, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của nhà nước.

* Nhà nước sử dụng tín dụng để điều tiết lưu thông tiền tệ, đảm bảo sự cân đối tiền hàng, ổn định giá cả hàng hóa. Như vậy, tín dụng vừa là nội dung, vừa là công cụ để thực thi chính sách tiền tệ quốc gia.

* Nhà nước sử dụng tín dụng làm công cụ thực thi các quan hệ hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn lực tài chính từ bên ngoài để đầu tư phát triển kinh tế trong nước.

4.3. Tín dụng góp phần quan trọng vào việc làm giảm thấp chi phí sản xuất và lưu thông lưu thông

* Thông qua hoạt động tín dụng, vốn trong nền kinh tế được luân chuyển nhanh, tức là làm tăng nhanh tốc độ lưu thông tiền tệ. Từ đó giảm khối lượng phát hành vào lưu thông, đồng nghĩa với việc giảm chi phí lưu thông tiền tệ.

* Vốn tín dụng được cung cấp đầy đủ, kịp thời cho các doanh nghiệp, làm cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành liên tục, chu kỳ sản xuất được rút ngắn lại. Đây là một yếu tố góp phần làm giảm tổn thất khi doanh nghiệp thiếu vốn liên quan đến cơ hội kinh doanh.

* Giảm chi phí sản xuất, lưu thông của chính doanh nghiệp nhận vốn vay. Nguyên tắc của tín dụng uộc trách nhiệm hoàn trả, thúc đẩy người vay vốn sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả hơn.

* Bản thân chủ thể các quan hệ tín dụng phải tính toán cụ thể để hoạt động tín dụng đem lại lợi ích cao nhất và an toàn nhất. Động lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường thúc đẩy họ giảm đến mức thấp nhất chi phí kinh doanh, kể cả chi phí xử lý rủi ro.

4.4. Tín dụnglà công cụ thực hiện chính sách xã hội và nâng cao đời sống dân cư

Chính sách xã hội được thực hiện từ hai nguồn tài trợ không hoàn lại thường bị hạn chế về quy mô và thiếu hiệu quả. Để khắc phục hạn chế này, Nhà nước đã sử

dụng phương thức tài trợ có hoàn lại của tín dụng. Phương thức tài trợ của tín dụng có vai trò sau:

* Thông qua việc cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo, tổ chức kinh tế - xã hội, làm cho họ được đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất hoặc tiêu dùng.

* Các hộ nông dân, cá nhân sử dụng tín dụng như là một trong các phương tiện để cải thiện và nâng cao mức sống của mình. Thông qua việc vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất nâng cao lợi nhuận và phân chia tỷ lệ giữa tích lũy và tiêu dùng hợp lý nhất.

Một phần của tài liệu lý thuyết tiền tệ tín dụng (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w