Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng *Khái niệm

Một phần của tài liệu lý thuyết tiền tệ tín dụng (Trang 86 - 89)

- Căn cứ vào tiêu thức biến động của giá trị tiền tệ, phân chia thành lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực.

4. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng *Khái niệm

*Khái niệm

Là loại tổ chức tín dụng thực hiện được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn.

*Vai trò

- Tập trung những nguồn vốn tiết kiệm nhỏ lẻ của các cá nhân và gia đình để các tổ chức tín dụng cho vay và đầu tư vào quá trình sản xuất, kinh doanh cũng như đầu tư vào thị trường tài chính.

- Tạo cơ hội sinh lời cho cá nhân. Nhờ các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, các cơ hội đầu tư cho các cá nhân tăng lên. Nguồn lợi sẽ mang lại cho cả hai phía nhờ tính qui mô, sự phân tán rủi ro và đa dạng hoá các danh mục đầu tư.

- Cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng, tăng cường áp lực cạnh tranh với các ngân hàng thương mại, làm cho chất lượng dịch vụ phục vụ ngày càng được cải thiện, tạo ra nhiều khả năng lựa chọn cho khách hàng.

- Đáp ứng nhu cầu khác nhau của cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng là nơi giúp bảo vệ khoản đầu tư và phân tán rủi ro cho các nhà đầu tư trong xã hội.

*Các loại hình trung gian tài chính phi ngân hàng * Ngân hàng cầm cố bất động sản

Là loại hình Ngân hàng chuyên doanh cho vay dài hạn đảm bảo bằng bất động sản như đất đai, nhà cửa, các công trình xây dựng khác. Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng là vốn tự có và vốn huy động qua phát hành trái phiếu.

Ngân hàng cầm cố bất động sản thường xuyên cung cấp tín dụng cho đối tượng kinh doanh bất động sản mà chủ yếu là nhà ở và các công trình công nghiệp

* Công ty tài chính

Thông thường, ở các nước công ty, tập đoàn kinh doanh khi đã phát triển đủ lớn mạnh thường hình thành cho mình một công ty tài chính.

Mục đích của nó là bù đắp vào lỗ hổng thiếu hụt tài chính do thiếu khả năng cung cấp của các Ngân hàng trung gian.

Nguồn vốn hoạt động của công ty tài chính bao gồm: vốn tự có, vốn vay dân chúng bằng cách phát hành tín phiếu, trái phiếu hoặc huy động tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn.

Nghiệp vụ tín dụng của công ty tài chính bao gồm chiết khấu giấy tờ có giá, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dịch vụ tài chính các loại tín dụng thuê mua và trả góp.

Đặc điểm quan trọng để phân biệt công ty tài chính với các NHTM là công ty tài chính không thực hiện các dịch vụ thanh toán và tiền mặt, không huy động tiền gởi tiết kiệm của dân chúng.

* Quỹ tín dụng nhân dân

Là loại hình tín dụng đặc thù phục vụ cho xã hội " Xoá đói giảm nghèo" giải quyết công ăn việc làm ...Tuy có thuận lợi, nhưng quỹ tín dụng nhân dân có sứ mệnh hỗ trợ vốn cho những hộ gia đình nông dân nghèo. Quỹ tín dụng nhân dân thường được Nhà nước bảo hộ và có sự tài trợ ưu đãi. Lãi suất cho vay thấp, lợi nhuận thu về chủ yếu bù đắp nghiệp vụ phí.

* Công ty bảo hiểm

Là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Công ty bảo hiểm không được huy động vốn dưới bất kỳ hình thức nào mà nó chỉ được sử dụng nguồn phí bảo hiểm thu được để đầu tư chứng khoán kiếm lời.

* Kho bạc Nhà nước

Là tổ chức thực hiện thu chi NSNN. Đồng thời, thực hiện nghiệp vụ tín dụng Nhà nước như phát hành các loại trái phiếu ngắn hạn và dài hạn để vay tiền cho NSNN, thực hiện một số nghiệp vụ cho vay theo những điều kiện ưu đãi đáp ứng mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra.

* Nhiệm vụ và quyền hạn của hệ thống Kho bạc Nhà nước :

- Quản lý quỹ ngân sách Nhà nước và tiền gởi của các đơn vị dự toán. Thực hiện nhiệm vụ tập trung các nguồn thu ngân sách Nhà nước, chi vốn NSNN cho các Bộ ngành, địa phương, các đơn vị theo kế hoạch NSNN đã được duyệt.

- Trực tiếp giao dịch với khách hàng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản của các đơn vị kinh tế, đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc các cấp ngân sách.

- Tổ chức huy động và quản lý các nguồn vốn vay và trả nợ.

- Tổ chức quản lý, hạch toán nghiệp vụ, hạch toán thống kê các hoạt động thu chi NSNN tiền gởi tại Ngân hàng bao gồm:

Quỹ ngoại tệ tập trung, quỹ dự trữ tài chính Nhà nước, các tài sản và tiền tạm giữ chờ xử lý, các khoản tịch thu đưa vào tài sản Nhà nước.

Tùy điều kiện và tình hình cụ thể, có thể thực hiện một số nghiệp vụ uỷ nhiệm của Ngân hàng Nhà nước ở những nơi không có tổ chức của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu lý thuyết tiền tệ tín dụng (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w