Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hốiđoá

Một phần của tài liệu lý thuyết tiền tệ tín dụng (Trang 120 - 123)

- Hoạtđộng Mua, bán ngắn hạn các giấy tờ có giá và ngoại hố

c) Quy trình thanh toán:

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hốiđoá

a. Sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế

Mức độ tăng giảm GDP thực tế sẽ làm tăng giảm cung cầu về ngoại tệ từ đó làm cho tỷ giá đồng nội tệ so với ngoại tệ giảm đi hoặc tăng lên ( thực tế gần đây cho thấy kinh tế cộng đồng EU tăng lên khi nền kinh tế Mỹ nguội lạnh thì đồng EURO luôn được giá so với USD, hơn thế USD còn bị mất giá so với cả nhiều đồng tiền khác trên thế giới)

b. Tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế:

Lạm phát ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Khi một nước có lạm phát, sức mua đồng nội tệ giảm, với tỷ giá hối đoái không đổi, hàng hoá dịch vụ trong nước đắt hơn

trên thị trường nứơc ngoài trong khi hàng hoá dịch vụ nước ngoài rẻ hơn trên thị trường trong nứơc. Theo quy luật cung cầu, cư dân trong nước sẽ chuyển sang dùng hàng ngoại nhiều hơn vì giá rẻ hơn, nhập khẩu tăng, cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Tương tự vì tăng giá, cư dân nước ngoài sẽ dùng ít hàng nhập khẩu hơn. Hoạt động xuất khẩu giảm sút, cung ngoại tệ trên thị trường giảm, tỷ giá hối đoái tăng. Như vậy lạm phát ảnh hưởng đến cả cung và cầu ngoại tệ theo hướng tăng giá ngoại tệ, tác động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn. Trên thị trưòng tiền tệ, lạm phát làm đồng tiền mất giá, người dân sẽ chuyển sang nắm giữ các tài sản nước ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia tăng đẩy tỷ giá hối đoái tăng. Trong trường hợp các quốc gia đều có lạm phát thì những tác động trên sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát tương đối giữa các quốc gia. Quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn, đồng nội tệ quốc gia đó sẽ mất giá một cách tương đối và tỷ giá hối đoái tăng.

c. Hiện trạng cán cân thanh toán quốc tế:

Hiện trạng cán cân thanh toán quốc tế: Cán cân thanh toán quốc tế có thể rơi vào 1 trong các trạng thái sau: Cân bằng, bội chi, bội thu.

• Nếu cán cân thanh toán quốc tế thăng bằng, thì cung cầu về ngoại tệ cân bằng, khi đó tỷ giá hối đoái sẽ ổn định.

• Nếu cán cân thanh toán bội chi thì cầu về ngoại tệ vượt cung về ngoại tệ dẫn đến tỷ giá ngoại tệ tăng lên.

• Nếu cán cân thanh toán quốc tế bội thu thì cung về ngoại tệ lớn hơn cầu về ngoại tệ, khi đó tỷ giá ngoại tệ giảm.

d. Mức chênh lệch lãi suất

+ Ở thị trường nào có mức lãi suất ngoại tệ ngắn hạn cao hơn thì những luồng vốn ngoại tệ ngắn hạn có xu hướng đổ về thị trường đó để tìm kiếm lợi nhuận, do đó

làm cho cung về ngoại tệ tăng lên, cầu về ngoại tệ giảm đi, làm cho tỷ giá ngoại tệ đi theo xu hướng giảm.

+ Sự chênh lệch lãi suất giữa đồng nội tệ với đồng ngoại tệ sẽ tác động đến xu hướng đầu tư và ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Nếu lãi suất ngoại tệ cao hơn lãi suất nội tệ thì sẽ có xu hướng chuyển sang đầu tư vào đồng ngoại tệ, cầu về ngoại tệ sẽ tăng, dẫn đến tỷ giá ngoại tệ tăng và ngược lại.

e. Hoạt động đầu cơ ngoại tệ

Hoạt động này trực tiếp tác động đến cung cầu về ngoại tệ từ đó làm cho tỷ giá hối đoái biến động. Khi một nhà đầu cơ dự đoán giá của một ngoại tệ nào đó trong thời gian tới sẽ tăng họ sẽ dùng nội tệ mua ồ ạt số lượng ngoại tệ trên thị trường làm cho ngoại tệ này trở nên khan hiếm dẫn đến tỷ giá ngoại tệ sẽ tăng. Ngược lại, nếu anh ta dự đoán ngoại tệ nào đó sẽ sụt giá thì sẽ bán mạnh số ngoại tệ đó ra thị trường làm cung vượt cầu, do đó tỷ giá ngoại tệ sẽ giảm.

f. Các nhân tố khác

Ngoài những yếu tố nêu trên TGHĐ còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác, chẳng hạn như yếu tố tâm lý, chính sách của chính phủ, uy tín của đồng tiền, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, các điều kiện bất thường…Chẳng hạn:

+ Sự ưa thích hàng ngoại so với hàng nội: Khi dân chúng “sùng bái” hàng ngoại thì nhu cầu ngoại tệ sẽ tăng, dẫn đến tỷ giá ngoại tệ tăng.

+ Tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại làm tăng nhu cầu chi ngoại tệ, làm thất thoát ngoại tệ và vàng mà Nhà nước không kiểm soát được, do đó cũng có tác động đến tỷ giá hối đoái.

+ Sự tác động của các sự kiện bất thường về kinh tế xã hội như chiến tranh, khủng bố, khủng hoảng chính trị, sự cố thiên tai, dịch bệnh... cũng có những tác động nhất định đến sự biến động của tỷ giá hối đoái.

Nhìn chung, TGHĐ biến động tăng hoặc giảm là do tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, để có một mức tỷ giá phù hợp cho từng thời kỳ, chúng ta cần phải xác định được các yếu tố chủ quan, khách quan; trực tiếp và gián tiếp tác động lên tỷ giá. Trên cơ sở đó, mà đưa ra những quyết định chính sách đúng đắn trong việc điều hành tỷ giá nhằm đạt các mục tiêu kinh tế cụ thể.

Một phần của tài liệu lý thuyết tiền tệ tín dụng (Trang 120 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w