Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong nước 1 Thanh toán bằng séc

Một phần của tài liệu lý thuyết tiền tệ tín dụng (Trang 101 - 104)

- Hoạtđộng Mua, bán ngắn hạn các giấy tờ có giá và ngoại hố

3. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

3.1. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong nước 1 Thanh toán bằng séc

3.1.1. Thanh toán bằng séc

Séc là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện của người chủ tài khoản tiền gửi, ra lệnh cho ngân hàng phục vụ mình trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả cho người có tên trên Séc, hoặc trả theo lệnh của người này

hoặc trả cho người cầm Séc.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) là cơ quan duy nhất được Chính phủ giao độc quyền ấn định các loại Séc.

Khi phát hành Séc, người phát hành phải ghi đầy đủ, rõ ràng các yếu tố trên tờ Séc bằng loại mực khó tẩy xóa, không viết bằng bút chì hay bằng mực đỏ, không được tẩy xóa, sửa chữa, số tiền bằng số và bằng chữ phải khớp nhau. Mặt sau của tờ Séc dùng để quy định việc chuyển nhượng. Một tờ Séc có thể chuyển nhượng bằng cách ký hậu vào mặt sau tờ Séc, trừ trường hợp người phát hành Séc đã ghi cụm từ “

không được phép chuyển nhượng” hay cụm từ “ không tiếp tục chuyển nhượng”. Người chuyển nhượng Séc cũng có trách nhiệm đối với tờ Séc từ khi mình ký chuyển nhượng cho đến khi người thụ hưởng cuối cùng nhận đủ số tiền ghi trên Séc.

Thời hạn hiệu lực thanh toán của tờ Séc được quy định kể từ ngày Séc được ký phát cho đến khi Séc nộp vào đơn vị thanh toán hay đơn vị thu hộ. Cụ thể:

10 ngày làm việc đối với Séc chuyển khoản 15 ngày làm việc đối với Séc bảo chi

30 ngày làm việc đối với Sổ Séc định mức 30 ngày làm việc đối với Séc chuyển tiền

Thời hạn này bao gồm cả ngày Chủ nhật, ngày nghỉ lễ. Nếu ngày kết thúc của thời hạn là ngày Chủ nhật, ngày nghỉ lễ thì thời hạn thanh toán được lùi vào ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày Chủ nhật, ngày nghỉ lễ đó.

Trong thời hạn hiệu lực của tờ Séc, Séc có thể được dùng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, nộp thuế, trả nợ hay có thể được dùng để rút tiền mặt. Một tờ Séc có đủ điều kiện thanh toán là tờ Séc phải đảm bảo các yếu tố sau đây:

- Tờ Séc phải hợp lệ tức phải có đủ các yếu tố và nội dung quy định, không bị tẩy xóa, sửa chữa, số tiền bằng số và bằng chữ phải khớp đúng, chữ ký và dấu (nếu có) của người phát hành phải khớp đúng mẫu đăng ký tại ngân hàng.

- Được nộp trong thời hạn hiệu lực thanh toán - Không có lệnh đình chỉ thanh toán

- Không ký phát hành Séc vượt quá thẩm quyền quy định trong văn bản ủy quyền.

- Tài khoản tiền gửi của chủ tài khoản đủ số dư để thanh toán - Các chữ ký chuyển nhượng phải liên tục

Hiện nay, Việt Nam đang sử dụng một số các loại Séc phổ biến như Séc chuyển khoản, Séc bảo chi, Sổ Séc định mức và Séc chuyển tiền.

* Séc chuyển khoản:

Là loại Séc dùng để thanh toán chuyển khoản giữa hai tài khoản khác nhau được thực hiện bằng cách trích tài khoản tiển gửi của người mua chuyển vào tài khoản của người bán một số tiền bằng số tiền ghi trên tờ Séc.

Đối với Séc chuyển khoản, khách hàng không được rút tiền mặt mà chỉ được thực hiện bằng cách ghi Có vào tài khoản tại ngân hàng. Khi phát hành Séc để thanh toán bằng chuyển khoản, người phát hành phải gạch hai đường song song, hoặc viết hoặc đóng dấu từ "chuyển khoản" ở góc trên bên trái của mặt trước tờ Séc. Séc chuyển khoản dùng để thanh toán chi trả tiền hàng hóa, dịch vụ của hai chủ thể có mở tài khoản tại cùng một ngân hàng hoặc tại hai ngân hàng khác nhau nhưng có tham gia thanh toán bù trừ trực tiếp.

Ngân hàng có thể từ chối thanh toán và trả lại Séc cho người thụ hưởng trong trường hợp Séc không đủ điều kiện thanh toán nghĩa là tờ Séc đó không hợp lệ; quá

thời hạn hiệu lực của tờ Séc hay số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ tài khoản không đủ để thanh toán hay chữ ký và dấu (nếu có) của người phát hành không khớp đúng mẫu đã đăng ký tại ngân hàng đồng thời chủ tài khoản sẽ phải nộp tiền phạt do phát hành Séc quá số dư.

Số tiền phạt quá số dư = số tiền ghi trên Séc - Số dư tài khoản tiền gửi x Tỷ lệ phạt (%)

Hiện nay, tỷ lệ phạt theo qui định bằng 30% trên số tiền phát hành Séc quá số dư. Ngược lại, nếu Séc đủ điều kiện thanh toán, ngân hàng phải có trách nhiệm thanh toán ngay. Nếu nhận được tờ Séc sau khi kết thúc giờ giao dịch với khách hàng thì ngân hàng phải có trách nhiệm thanh toán vào đầu giờ ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp thanh toán chậm gây thiệt hại cho người thụ hưởng thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người thụ hưởng. Số tiền bồi thường được tính trên số tiền ghi trên tờ Séc và số ngày chậm trả với mức lãi suất Nợ quá hạn của lãi suất cho vay ngắn hạn do ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm thanh toán. Thời gian chậm trả bắt đầu tính từ ngày ngân hàng nhận được tờ Séc.

Quy trình thanh toán: séc có thể dùng để lĩnh tiền mặt, có thể dùng để trả vào tài khoản, khi cần thiết khách hàng có thể đến ngân hàng xin bảo chi séc.

Trên tờ séc ghi cụm từ “Trả vào tài khoản” thì ngân hàng chỉ được chuyển số tiền ghi trên séc vào tài khoản của người thụ hưởng. Tờ séc không có cụm từ “trả vào tài khoản” thì ngân hàng có thể thanh toán số tiền ghi trên séc bằng tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản theo yêu cầu của người thụ hưởng.

Việc thanh toán Séc trả tiền vào tài khoản được thực hiện theo trình tự

(1)

(4) (2) (6)

(3)

(5)

(1) Người trả tiền phát hành séc giao cho người thụ hưởng.

(2) Người thụ hưởng nộp séc và bảng kê nộp séc vào ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền.

(3) Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng kiểm tra chứng từ, sau đó chuyển tờ séc và bảng kê cho ngân hàng phục vụ người trả tiền.

(4) Ngân hàng thực hiện thanh toán ghi nợ vào tài khoản thanh toán số tiền trên séc và báo nợ cho người trả tiền.

(5) Ngân hàng thực hiện thanh toán lập chứng từ thanh toán bù trừ và chuyển cho ngân hàng thu hộ để thanh toán cho người thụ hưởng.

(6) Ngân hàng thu hộ ghi có vào tài khoản tiền gửi thanh toán số tiền trên séc và báo có cho người thụ hưởng.

Trong quá trình thanh toán, các chủ thể thanh toán không tín nhiệm nhau về khả năng chi trả, người thụ hưởng có quyền yêu cầu người trả tiền sử dụng Séc được ngân hàng đảm bảo chi trả (séc bảo chi).

Séc bảo chi là loại séc thanh toán được ngân hàng đảm bảo chi trả bằng cách trích trước số tiền trên tờ séc từ tài khoản tiền gửi của người trả tiền sang tài khoản đảm bảo khả năng thanh toán séc.

Một phần của tài liệu lý thuyết tiền tệ tín dụng (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w