Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất

Một phần của tài liệu lý thuyết tiền tệ tín dụng (Trang 63 - 65)

- Căn cứ vào tiêu thức biến động của giá trị tiền tệ, phân chia thành lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực.

2. Phân loại lãi suất (LS)

5.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất

Lãi suất tín dụng thường xuyên biến động là do ảnh hưởng bởi các nhân tố chủ yêu sau:

-Cung cầu tín dụng. Cung tín dụng là lượng nguồn vốn được dùng để cho vay. Cầu tín dụng là lượng vốn mà nền kinh tế cần vay. Tương quan cung cầu tín dụng trong một thời kì nhất định là nhân tố quan trọng quyết định đến mức lãi

suất. Nếu cung tín dụng lớn hơn cầu tín dụng thì mức lãi suất tín dụng sẽ hạ xuống, còn cung tín dụng nhỏ hơn cầu tín dụng thì mức lãi suất sẽ tăng lên. Quan hệ cung cầu tín dụng tác động và làm thay đổi lãi suất trên từng loại thị trường tín dụng: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, loại tiền cho vay, khu vực và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Để ổn định lãi suất và lãi suất giảm dần theo xu hướng tích cực trong nền kinh tế thị trường cần có các giải pháp thích hợp điều chỉnh tương quan cung cầu tín dụng như tăng lượng tiền cung ứng, mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, thực hiện bảo hiểm tiền gửi, tăng vốn tự có cho các doanh nghiệp…

-Tỷ lệ lạm phát. Nhân tố này có ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động của lãi suất tín dụng. Bởi lẽ, sự tăng hay giảm của tỷ lệ lạm phát kéo theo sự biến động của giá trị tiền tệ, từ đó ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của người cho vay.

Nếu tỷ lệ lạm phát tăng thì lãi suất tín dụng phải tăng theo. Lúc đó, các tổ chức tín dụng mới thu hút được nguồn vốn tiền gửi. Khi tỷ lệ lạm phát giảm lãi suất tín dụng cũng giảm. Để đảm bảo hạch toán kinh doanh cho các tổ chức tín dụng.

Ngược lại, người ta có thể sử dụng lãi suất tín dụng làm công cụ kiềm chế lạm phát. Do đó, khi lạm phát tăng cao, Nhà nước điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi để hạ cơn sốt lạm phát.

-Tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế. Hoạt động của các doanh nghiệp là nền tảng của hoạt động tín dụng. Do đó tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế là cơ sở để xác định lãi suất tín dụng hợp lý. Thông thường mức lãi suất tín dụng nhỏ hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân. Đó là hài hòa lợi ích của người cho vay và người đi vay.

-Chính sách kinh tế của Nhà nước. Bằng các chính sách kinh tế, Nhà nước can thiệp vào thị trường tín dụng, nhằm duy trì sự vận động của lãi suất tín dụng cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Các chính sách ưu đãi cho

vay tác động trực tiếp đến lãi suất là chính sách thuế, ưu đãi đầu tư, cho vay trọng điểm…

Một phần của tài liệu lý thuyết tiền tệ tín dụng (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w